Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 21525 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Các nhà khoa học Trung Quốc chế tạo vật liệu mới cho bề mặt tàu vũ trụ (03/12/2021)
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chế tạo ra một màng phức hợp nano polyimide mới với các đặc tính cơ học và khả năng chống oxy nguyên tử được cải thiện đáng kể.
Tàu Thần Châu 12 được phóng lên bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ bãi phóng Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một màng phức hợp nano polyimide 2 lớp kiểu mới có thể sử dụng bảo vệ hiệu quả hơn các bề mặt bên ngoài của tàu vũ trụ.
Nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Advanced Materials.
Nhờ vào các đặc tính cơ học, sự ổn định về nhiệt và khả năng kháng hóa chất, lâu nay, màng phức hợp polyimide được sử dụng rộng rãi để bảo vệ tàu vũ trụ hoạt động trong các điều kiện bên ngoài bất lợi trên quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Tuy nhiên, vật liệu này rất dễ bị ôxy nguyên tử trong môi trường không gian, dẫn đến giảm mạnh các đặc tính vật lý và cơ học.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Khoa học và công nghệ Trung Quốc đã chế tạo ra một màng phức hợp nano polyimide mới với các đặc tính cơ học và khả năng chống oxy nguyên tử được cải thiện đáng kể bằng việc tích hợp các tấm mica nano với polyimide thành một cấu trúc gồm 2 lớp.
Lớp màng phức hợp nano nói trên có thể chống lại oxy nguyên tử, tia cực tím và các rác thải trong vũ trụ.
Hiệu suất của vật liệu này vượt trội hơn so với vật liệu polyimide nguyên chất, tấm mica polyimide một lớp và các màng composite dựa trên polyimide khác đã được công bố trước đây./.
Nguồn: Thúc Anh/vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 01/12/2021
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)