Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 5084
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Các nhà khoa học chính thức xác nhận sự tồn tại của nguyên tố thứ 117 trên bảng tuần hoàn hoá học (16/05/2014)

Sau 4 năm nghiên cứu xác minh, nguyên tố thứ 117 trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đã được xác nhận. Nguyên tố 117, còn được biết đến với tên gọi Ununseptium được khám phá năm 2010 bởi một nhóm các nhà vật lý Hoa Kỳ, Nga và Đức. Tuy nhiên, để có thể khẳng định sự tồn tại thực sự của nguyên tố này, Liên minh quốc tế về hoá học thuần tuý và ứng dụng (IUPAC) đã yêu cầu nhóm nghiên cứu độc lập khác cùng vào cuộc.

Sau vài năm nghiên cứu về nguyên tố mới này, IUPAC đã thừa nhận sự tồn tại của nguyên tố thứ 117 (Ununseptium) trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giúp mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về các nguyên tố siêu uranium. Ununseptium được gọi là nguyên tố 117 bởi nó có một nguyên tử với 117 proton xoay quanh chung quanh hạt nhân.  Toàn bộ các nguyên tố có số proton lớn hơn 104, hay còn được gọi là các nguyên tố siêu nặng, không phải là các nguyên tố tự nhiên trên Trái đất mà chỉ có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Trong một bài báo được đăng tải mới đây, GS. David Hinde thuộc Khoa vật lý hạt nhân (Đại học quốc gia Ôxtrâylia) cho biết: "Việc tạo ra nguyên tố 117 là giới hạn tuyệt đối có thể thực hiện được cho tới nay. Như các nguyên tố siêu nặng khác, Ununseptium rất không ổn định”, và chu kỳ bán rã chỉ vào khoảng 80 milli giây. Tuy nhiên, thời gian này vẫn dài hơn so với dự đoán và phần nào gợi ý rằng các nguyên tố phóng xạ cao hơn nguyên tố 118 (Ununoctium - Uuo 118) sẽ có chu kỳ bán rã khoảng vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí là vài năm theo thuyết đảo bền vững (island of stability - khái niệm do Glenn T. Seaborg đưa ra lần đầu tiên với giả thuyết các nguyên tố siêu uranium chưa được phát hiện sẽ ổn định hơn so với các nguyên tố khác và chu kỳ bán rã phóng xạ của chúng sẽ ít nhất được tính bằng phút hay ngày thay vì giây hoặc vài triệu năm theo như nhiều nhà khoa học ước tính).

Trên thực tế, khám phá đầu tiên về nguyên tố 117 được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ion nặng Helmholtz GSI ở Đức và khám phá này đã được đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters.

Nguồn: www.vista.vn (Theo: http://www.theverge.com)