Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 28976
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Các nhà khoa học xác định 'yếu tố ban đầu' trong các tế bào máu giúp tăng tốc độ sửa chữa gãy xương (20/12/2018)

Mặc dù mang lại cho trẻ cảm giác đau đớn và cần thời gian nghỉ dưỡng nhất định, cơ chế lành xương và thời gian phục hồi xương bị gãy thường không quá kéo dài. Tuy nhiên, đối với trường hợp người lớn tuổi, quá trình này có thể kéo dài và thậm chí là trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

 

 

Ảnh: CC0 Public Domain

 

Nỗ lực tìm kiếm giải pháp nhằm tăng tốc độ sửa chữa xương là một ưu tiên y tế công cộng, giúp bệnh nhân tiết kiệm phần nào chi phí chăm sóc sức khỏe sau tổn thương xương và thậm chí là cứu được tính mạng bệnh nhân. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, mỗi năm có hơn 800.000 trường hợp bệnh nhân phải nhập viện vì chấn thương do té ngã với những tổn thương ở phần hông. Chi phí cho mỗi lần nhập viện trung bình là 30.000 đô la.

 

Benjamin Alman, giám đốc Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình tại Duke đồng thời là tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết: "Quá trình chữa lành xương bị gãy kéo dài được xem là một vấn đề nghiêm trọng trong quá trình lão hóa, và những nghiên cứu, chiến lược nhằm cải thiện tốc độ sửa chữa xương cũng như giúp tiết kiệm chi phí phẫu thuật bổ sung để đạt được phục hồi nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân". 

 

Trong những nghiên cứu trước đó, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Y Duke đã chỉ ra rằng việc đưa tế bào gốc tủy xương vào trong điều trị chấn thương xương có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành xương, nhưng những thông tin về quá trình chính xác vẫn chưa được đầy đủ và rõ ràng.

 

Giờ đây, nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học đến từ Duke dẫn đầu đã xác định rõ "yếu tố ban đầu" (youth factor) bên trong tế bào gốc tủy xương là đại thực bào (tế bào máu trắng) và các protein nó sản xuất ra có tác dụng trẻ hóa trên mô. Bài báo về nghiên cứu của nhóm được công bố trên tạp chí Nature Communications.

 

Sau khi chấn thương mô mềm xảy ra, cơ thể gửi đại thực bào đến các vùng mô bị tổn thương. Tại đây, chức năng của các tế bào bạch cầu sẽ biến đổi để phối hợp sửa chữa mô.

 

Trong quá trình chữa lành gãy xương, các đại thực bào được tìm thấy tại vị trí xương bị gãy. Tuy nhiên, khi số lượng tế bào này giảm đi, vị trí xương gãy sẽ khó có thể phục hồi hiệu quả. Số lượng và đặc điểm của các đại thực bào có thể thay đổi phụ thuộc vào tuổi tác.

 

PGS. TS. Gurpreet Baht Khoa Phẫu thuật chỉnh hình và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng các tế bào đại thực bào ở giai đoạn ban đầu tạo ra các yếu tố dẫn đến sự hình thành xương, và khi được thử nghiệm trên chuột ở độ tuổi lớn hơn, cải thiện tốc độ chữa lành gãy xương”.

 

"Trong khi các nghiên cứu trước đây đã từng khẳng định vai trò quan trọng của các đại thực bào trong quá trình sửa chữa và tái tạo, những lại chưa xác định được các yếu tố bí ẩn chịu trách nhiệm về hiệu quả chữa lành xương", Alman chia sẻ. "Ở đây, chúng tôi chứng minh rằng các tế bào đại thực bào “trẻ” đóng một vai trò cần thiết trong quá trình trẻ hóa, và việc đưa một trong những tác nhân được tạo ra bởi các tế bào trẻ vào điều trị gãy xương ở chuột già giúp làm trẻ hóa, tăng tốc độ sửa chữa xương. Đây cũng được coi là một phương pháp điều trị mới nhằm cải thiện tốc độ chữa lành, phục hồi gãy xương".

 

Nguồn: P.K.L (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: