Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 11051
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Các quy trình tự nhiên có thể hạn chế sự phát tán của asen trong nước (16/01/2012)

Trong những năm gần đây, để tránh tình trạng này, người dân đã đào các giếng nước sâu tới hơn 152 m để lấy nước sạch hơn, nhưng vẫn còn lo ngại về việc khi nước ở dưới sâu được bơm lên thì nước ở phía trên sẽ thấm xuống tầng nước dưới. Hiện tại, một nghiên cứu đã chứng minh các trầm tích dưới sâu có thể “hút” asen và tách khỏi sự lưu thông. Phát hiện này giúp giữ cho các giếng nước ở mọi nơi được an toàn kể cả ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Columbia thực hiện, được đăng tải trực tuyến trên Tạp chí Nature Geoscience. Kathleen Radloff, tác giả chính của nghiên cứu và các cộng sự đã bơm nước nhiễm asen xuống một tầng nước ngầm dưới sâu ở Bangladesh, sau đó quan sát nồng độ asen trong 9 ngày. Họ đã phát hiện thấy asen giảm 70% sau 24h và tiếp tục giảm trong thời gian quan trắc. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do asen mắc lại trên bề mặt của trầm tích ở dưới sâu trong một quy trình gọi là sự hút bám. Tuy nhiên, quy trình này còn có những hạn chế. Các kết quả được nghiên cứu được áp dụng cho mô hình thủy học ở lưu vực Bengal, tầng nước ngầm cung cấp nước cho gần như cả đất nước Bangladesh và bang West Bengal của Ấn Độ. Sử dụng mô hình, nhóm nghiên cứu nhận thấy nguy cơ ô nhiễm asen cũng hạn chế khi các giếng nước chỉ do hộ gia đình sử dụng nhưng nguy cơ ô nhiễm lại tăng nếu các giếng nước được dùng để tưới tiêu mặc dù hầu hết asen hút bám trầm tích. Nồng độ asen trong các giếng nước uống nông ở miền Nam và Đông Nam châu Á thường cao, nhưng tình trạng này lại hiển hiện rõ nhất tại Bangladesh. Tổ chức Y tế thế giới gọi là ô nhiễm asen ở nước này là tình trạng nhiễm độc quy mô lớn nhất trong lịch sử. William Suk, Giám đốc chương trình nghiên cứu Superfund cho rằng nghiên cứu “có ý nghĩa với sức khỏe cộng đồng không chỉ với người dân Bangladesh mà cả những người dân trên toàn cầu bị ảnh hưởng do tiếp xúc với asen kể cả người Mỹ”. Theo Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ, khoảng 43 triệu người Mỹ phụ thuộc vào các giếng nước cá nhân không được kiểm soát và trong số ¼ số giếng nước có ít nhất một giếng có hàm lượng asen vượt quá mức mà Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) đánh giá là an toàn. Theo báo cáo của EPA, asen là chất ô nhiễm phổ biến thứ 2 tại các địa điểm Superfund (địa điểm có chất thải độc hại ở Hoa Kỳ). Giống như các tầng nước ngầm tại nhiều nơi ở châu Á, một số tầng nước ngầm ở Hoa Kỳ cũng đang bị đe dọa do sử dụng quá mức. Bà Radloff cho rằng nghiên cứu sẽ được áp dụng cho các khu vực nơi có các điều kiện địa chất tương tự. Trong các tình huống mà nhu cầu về nước gia tăng, việc quan trắc các nguồn cung cấp nước cũng cần phải tăng lên không chỉ ở Bangladesh mà cả Hoa Kỳ. Bà nêu ra ví dụ về tầng nước ngầm Mahomet ở Central Illinois. Địa hóa của tầng nước ngầm này rất giống với tầng nước ngầm ở Bangladesh. Nhu cầu canh tác đã làm thay đổi lớn các điều kiện dòng chảy của nước và còn có những lý do khác giải thích cho sự thay đổi hàm lượng asen nhiều hơn trong quá khứ. Các ước tính về hàm lượng asen được hút bám bởi trầm tích và các ảnh hưởng tiềm tàng của việc bơm nước cũng sẽ giúp cải thiện việc xử lý tại các địa điểm Sunperfund ở Hoa Kỳ nơi phương pháp bơm nước quá nhiều thường được dùng để khử các chất ô nhiễm có trong nước ngầm. Theo: Physorg, 10/2011