Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 55177 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Cách phòng trị một số bệnh trên ngỗng (26/11/2019)
Phòng bệnh ở ngỗng, biết cách điều trị khỏi các bệnh cho đàn ngỗng là điều rất quan trọng.
Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, ít bị dịch bệnh và chi phí đầu tư thấp.
Về cơ bản ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ngỗng còn có thể nuôi để giữ nhà, có thể thả vườn mà không sợ bị thất lạc. Tuy ít mắc bệnh hơn gà vịt, nhưng bà con cần lưu ý, các loại mầm bệnh ở ngỗng hay mắc phải như sau:
Bệnh tụ huyết trùng
Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng còn gọi là hoại huyết ngỗng, ngỗng rất mẫn cảm với bệnh này. Ở những ngỗng khỏe mạnh vẫn có mầm bệnh (vi khuẩn Pasteurella) nhưng chỉ có ngỗng thường xuyên không được ăn đủ vitamin, protit, chất khoáng, hoặc gặp môi trường sống không thuận lợi như chuồng chật chội, ẩm ướt lúc bị nhồi thì mới phát bệnh.
Triệu chứng:
Thể quá cấp tính: Ngỗng đang khỏe mạnh, lăn ra chết, lúc sắp chết màu xanh tím.
Thể cấp tính: Ngỗng uể oải, ủ rũ. Từ mỏ và lỗ mũi có tiết chất nhờn có bọt, có thể có tiếng khò khè. Lông xù, mắt óng ánh. Phân màu xám, vàng, hoặc xanh, đôi khi có máu, ỉa nhiều. Mào bị tím xanh. Thở nhanh và khó.
Bệnh tích: Ở thể quá cấp tính có thanh dịch trong bao tim, dưới màng ngoại tâm mạc có nốt xuất huyết. Trong trường hợp cấp tính tụ máu trong các lớp da bên trong và dưới da; xuất huyết ở nội tâm mạc; bao tim ứ đầy nước; phần lớn tim bị nhiều đám xuất huyết bao phủ; bao tim mọng nước; viêm tá tràng; trong xoang bụng có thanh dịch; gan sưng, có nhiều điểm hoại tử, lá lách sưng; phổi viêm và có nốt sần.
Chữa trị: Tiêm bắp bằng Streptomicin 100-150mg/1kg khối lượng liên tục trong 3-5 ngày Tetraxilin uống liều 80-100mg/1kg P liên tục 3-5 ngày.
Dùng sunfametazin trộn với thức ăn 0,5% hoặc hòa với nước uống 0,1%.
Phòng bệnh: Không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh thật chu đáo, kể cả hệ thống ấp, các dụng cụ ăn uống cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian, nhất là khi có dịch xảy ra.
Bệnh cúc khuẩn
Nguyên nhân: Đó là bệnh nấm phổi. Có thể gây chết đến 50-100% ngỗng con. Do ngỗng con ăn thực phẩm bị nấm mốc, hoặc chất độn chuồng nhiễm nấm.
Triệu chứng: Mũi viêm và tiết từ mũi chất dịch có các hạt như vữa, đôi khi lẫn máu, thường kèm theo viêm tai. Trên lỗ tai có các mụn to bằng hạt đậu, tự chúng sẽ vỡ ra. Một số ngỗng từ những ngày đầu đã thấy viêm mắt.
Chẩn đoán: Nhất thiết phải tiến hành xét nghiệm soi kính hiển vi bệnh phẩm từ các hạch viêm ở phổi cũng như cấy nấm bệnh.
Phòng bệnh: Cho uống định kỳ sunfat đồng 1/2000 - 1/3000 thay cho nước uống (đựng trong chậu bằng sành) từ 3-5 ngày hoặc uống nystatin 500mg/kg thể trọng trong 3-5 ngày . Hiệu quả của điều trị thấp nếu bệnh phát hiện chậm. Tốt nhất là nên ngừa bệnh bằng cách ăn, ở sạch, nuôi đúng mật độ.
Bệnh không tiêu
Nguyên nhân: Tác động lên ngỗng con dưới 1 tháng tuổi, gây chết 50-70% đàn. Sự thiệt hại lớn nhất thường xảy ra chính vào những ngày đầu sau khi lấy chạm ấp ra, vì vậy trong thời kỳ này cần tổ chức các điều kiện tối đa để bảo vệ con non.
Triệu chứng: Ngỗng con uể oải, yếu toàn thân, kém ăn. Vươn cổ dài, mí mắt sụp xuống, lông xù. Triệu chứng đặc trưng là ỉa chảy xuất hiện ngay từ những ngày đầu mới bị bệnh. Phân lỏng, màu trắng, vàng xanh hoặc nâu, mùi chua khó chịu, đôi khi có bọt cùng với chất nhầy, trong phân còn những cục thức ăn không tiêu, lông tư xung quanh lỗ huyệt bị bết phân.
Phòng bệnh: Cho ngỗng con ăn các thức ăn dễ tiêu như gạo lức, chú ý cho uống đầy đủ nước. Khi thấy có triệu chứng của bệnh, cho toàn đàn uống từ 2-3 ngày liền các dung dịch diệt trùng yếu như hipecmanganat kali 1/10000-focmon 1/3000, bicabonat natri 1%, sunfat đồng.
Cho ăn hành lá, tỏi, nước gừng. Bổ sung Biovit vào thức ăn nuôi ngỗng con 15-30g/1000 con.
Bệnh cắn lông, rỉa lông
Nguyên nhân: Bệnh thường xảy ra ở các đàn ngỗng nuôi nhốt chật chội, không có sân vận động, chuồng trại ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột, không khí khô, ánh nắng chói chang, hoặc do nhốt chung các con lớn bé, hoặc do đưa các con mới về chuồng. Bệnh cũng thường xảy ra ở các đàn ngỗng đang ở lứa tuổi mọc lông vai và lông cánh. Ngoài ra, còn có thể do trong khẩu phẩn thiếu protit nghiêm trọng, hoặc có thể do các yếu tố vật lý như sự ồn ào, sự chấn động xung quanh… Điều hết sức quan tâm đối với ngỗng con là thiếu rau cỏ. Ngỗng con gần như suốt ngày rất cần và thích rỉa rau, nếu không có, buồn miệng hay nhấm rỉa lông nhau, nhất là lúc nuôi ở chuồng chật chội, ngỗng bị đổ mồ hôi, lông lưng bết vào nhau, dính lại, ngứa ngáy khó chịu. Ban đầu chúng tự rỉa lông mình, thấy lạ miệng, tiếp tục rỉa lông ngỗng khác cho đến chảy máu và màu đỏ lại tăng kích thích mổ cắn ăn lông, bệnh cũng có thể phát do những ngỗng có thói quen thích rỉa nhau.
Phòng bệnh: Cần phải kết hợp các yếu tố tổng hợp, nhất là nuôi dưỡng và chuồng trại. Điều dễ dàng, đơn giản nhất là nhanh chóng tập cho ngỗng ra sân và chăn thả ngay từ ngày tuổi thứ 7 trở đi. Phát hiện sớm các ngỗng con bị rỉa và những ngỗng có thói quen xấu đi rỉa các con khác cần cách ly ngay chúng ra khỏi đàn.
Trị bệnh: Cho ăn sunfat canxi (thạch cao) vì trong chất này chứa 23% canxi và 18,4% lưu huỳnh. Nếu cho ăn từ 0,3-0,5 gr/con/ngày thì hiện tượng ăn lông chấm dứt. Cho uống nước pha 1% muối liên tục vài ngày cũng có thể dập tắt được bệnh. Cho ăn bột lông và tăng cường rau xanh. Chuồng trại cần tăng thêm chất độn hàng ngày. Bổ sung dầu cá hoặc vitamin A từ 5-10 ngày với liều 10.000-15.000 UI và cách nhau 15-20 ngày lặp lại 3 lần.
Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng
Triệu chứng: Triệu trứng bệnh tích giống như ở vịt, đặc hiệu nhất là đau mắt đỏ và sưng đầ
Phòng bệnh: Trước hết cần cách ly đàn giống khỏi khu vực có các đàn vịt lớn hoặc đang mắc bệnh, chuồng trại cần được tiêu độc cẩn thận trước lúc nuôi đàn giống. Những nơi có ổ dịch tả vịt thường xuyên xảy ra cần tiêm vac xin dịch tả vịt để phòng.
Trị bệnh: Khi xảy ra bệnh thì việc điều trị là kém hiệu quả, cần tiêm ngay vắc-xin dịch tả vịt vào thẳng ổ dịch. Những ngỗng mắc bệnh nặng sẽ chết (20-50%), số còn lại trong đàn sẽ có khả năng tạo kháng thể và sẽ tồn tại, tỷ lệ chết này phụ thuộc vào tính chất nặng nhẹ của ổ dịch. Cần chú ý là cùng đồng thời với việc tiêm vắc-xin thì công tác tẩy uế chuồng trại cần được làm nghiêm túc: phân, nước rửa và các chất thải cần được đưa ra nơi quy định để xử lý, các xác ngỗng chết phải được chôn sâu cùng chất sát trùng như vôi bột hoặc foocmol. Tuyệt đối cách ly người chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và chú ý chăm sóc bồi dưỡng sức khỏe cho đàn ngỗng, bổ sung vitamin C và vitamin B vào nước uống với liều 2g/lít nước
Bệnh phó thương hàn
Nguyên nhân: Đặc trưng là ỉa chảy, viêm kết mạc và gầy sút. Bệnh có ở tất cả các nơi, gây chết 70-80% đàn gia cầm non, gia cầm lớn mắc bệnh ở thể mãn tính, làm sức đẻ trứng bị giảm sút. Vi trùng chủ yếu là Salmonella typhimurium. Gia cầm bệnh và khỏi bệnh mang mầm bệnh và bài xuất mầm bệnh là nguồn gây bệnh chủ yếu. Chúng có thể đẻ trứng đã bị nhiễm bệnh, nếu nhiễm nặng khi ấp phôi thai sẽ chết, nếu nở được thì con con cũng mắc bệnh. Khi ngỗng bị quá mệt do vận chuyển, chuồng trại chật chội, độ ẩm cao, bẩn, thiếu nước uống, sự biến đổi nhiệt quá lớn sẽ phát bệnh. Sự nhiễm bệnh chủ yếu qua đường tiêu hóa, có khi qua hô hấp, qua phối giống.
Triệu chứng:
Thể cấp tính: Ỉa chảy, có bọt khí, viêm thanh dịch, có mủ, viêm màng kết mạc làm cho đau mắt. Cánh rủ, lông tơ, cánh khô mất láng. Bệnh kéo dài từ 1-4 ngày, gây chết đến 70%. Trong một số trường hợp bệnh ở thể quá cấp tính, chết đột ngột, không xuất hiện các triệu chứng đặc biệt.
Thể mãn tính thường thấy ở gia cầm lớn: ỉa chảy, đôi khi có máu, lông khô mất ánh. Viêm lỗ huyệt, buồng trứng. Trong thể mãn tính niêm mạc manh tràng thường bị phủ bởi lớp vàng xám dễ bóc. Túi mật sưng, đầy mật. Trong lòng ruột non chứa dịch đục, đặc, màng niêm mạc thủy thũng, thường sung huyết , đôi khi bị phủ lớm màng như cám xám bẩn.
Phòng và trị bệnh: Dùng biomixin với liều 5-10 mg/lần, từ 2-3 lần/ngày, liên tiếp trong 5-6 ngày. Hoặc bột cloramphenicol 40-50mg/kg thể trọng pha nước từ 3-5 ngày. Không dùng trứng của các ngỗng mẹ có bệnh để ấp.
Nguồn: nhachannuoi.vn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)