Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 6318 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Cây phát sáng (14/05/2018)
Trong tương lai cây xanh của chúng ta có thể trở thành đèn. Đây là mục tiêu rất thực tế được theo đuổi bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Hoa Kỳ). Một ngày nào đó có lẽ các đường phố sẽ được trồng cây đèn đường hoặc hoa lan sẽ đóng vai trò như đèn cạnh giường ngủ. Sự chuyển hướng của thế giới thực vật này thực sự hứa hẹn.
Các nhà khoa học tại Viện MIT đã thay đổi thực vật để lá của chúng tỏa sáng trong bóng tối. Để làm được điều này, họ khai thác các tính chất của luciferin, chịu trách nhiệm về phát quang sinh học trong đom đóm. Hai chất khác là cần thiết để gây ra phản ứng ánh sáng: luciferase và coenzym A.
Để áp dụng ý tưởng đưa tính chất của luciferin (chịu trách nhiệm về phát quang sinh học trong đom đóm) sang cây cối, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại hạt nano: chiết xuất silic (các phân tử tương tự như các chất được tìm thấy trong vỏ giáp xác) và một vài polyme biocompatible. Cuối cùng họ đã thành công khi cho cây tự phát sáng trong 4 giờ.
Tuy nhiên, hiệu quả phát sáng của cây vẫn chưa cao. Một cây cao 10 cm chỉ phát ra một phần nghìn lượng ánh sáng cần thiết để có thể giúp đọc sách gần. Những nghiên cứu vẫn đang được họ tiến hành để cải thiện hiệu quả phát sáng.
Nguồn: N.M.P (NASATI)/Vista.gov.vn
Cập nhật: 09/5/2018
- Những loài vật có thể nhịn thở lâu nhất dưới nước (30/06/2025)
- Lõi Trái Đất chứa 99% số lượng vàng (23/06/2025)
- Loài cây kỳ lạ mọc trên đỉnh núi cao nhất châu Phi (18/06/2025)
- Đường thẳng khổng lồ chia đôi Scotland (12/06/2025)
- Mọi sinh vật sống, từ vi khuẩn đơn giản đến con người, đều phát ra ánh sáng yếu ớt... (05/06/2025)
- Loài ếch xâm lấn khổng lồ chuyên ăn thịt rùa con (27/05/2025)