Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 3782
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Chất giống xi măng trong con ve có tiềm năng trở thành chất kết dính sinh học tiềm năng cho mô người (03/03/2017)

Ve được biết đến với khả năng bám chắc trên da để hút máu trong vài ngày. Cơ chế bám dính này rất hiệu quả vì ve dựa vào một chất giống xi măng với các tính chất kết dính tuyệt vời. Nó đóng vai trò như một cái chốt ở phần miệng của ve. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y MedUni Vienna và Trường Đại học Công nghệ Vienna đã nghiên cứu loại xi măng này trong ve và khôi phục nó về mặt hóa học để sử dụng trong nghiên cứu vật liệu sinh học.

 

Sylvia Nürnberger, trưởng dự án nghiên cứu cho rằng: "Hoàn toàn có thể tưởng tượng rằng trong tương lai có thể sử dụng chất này để sản xuất chất kết dính sinh học cho mô người, ví dụ như để gắn gân và dây chằng với xương mà không cần sử dụng bất kỳ kim loại nào".

Như một phần của dự án nghiên cứu, Nürnberger đang phối hợp với Martina Marchetti-Deschmann đến từ trường Đại học Công nghệ Vienna để nghiên cứu thành phần trong “chốt” của ve tự nhiên và cách nó được sử dụng như là một khuôn mẫu cho các chất kết dính mô mới. Các chất kết dính mô hiện đang được sử dụng trong phẫu thuật, ví dụ cho các tổn thương da hay vết xước ở gan nghiêm trọng, rất độc hại ở mức độ nhất định. Trong khi đó, các chất kết dính khác lại không đủ mạnh. Do đó, các chất thay thế sinh học sẽ là lựa chọn lý tưởng. Dự án nghiên cứu sẽ giúp tìm ra các giải pháp thay thế mới và các ứng dụng cho sản phẩm kết dính hiên nay cho da, sụn, dây chằng và gân.

Hiện nay, 300 con ve ở Áo và "xi măng" của chúng đang được phân tích và nghiên cứu tại Đại học Y MedUni Vienna. Điều này liên quan đến các sinh vật cắn qua một màng giống như da, làm cho chất kết dính được tiết ra và xử lý. Trong năm nay, những chú ve khổng lồ sẽ được nghiên cứu cho mục đích này ở Nam Phi.

Sử dụng các sợi kết kính của vẹm xanh, phân tử kết dính của DOPA (một biến thể của tyrosine axit amin) đã có trong giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã thành công trong việc tái tạo và sản xuất chất kết dính thay thế. Nürnberger giải thích: "Tuy nhiên, vì độ liên kết còn thấp, nên cơ chế liên kết DOPA không phù hợp cho tất cả các ứng dụng y tế, do đó vẫn cần có các chất kết dính mới". Chất kết dính tiềm năng khác có ở loài hải sâm giải phóng các sợi dính từ túi của chúng; loài kỳ giông tiết ra các chất kết dính khô rất nhanh nếu bị tấn công; hoặc ấu trùng của côn trùng tạo ra xúc tu hoặc cua có thể vẫn bám chắc ngay cả ở dưới nước.

Nguồn: http://www.vista.gov.vn