Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 6764
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học nông nghiệp

Châu Âu: Sẽ đầu tư vào nghiên cứu về chỉnh sửa hệ gene trong nông nghiệp (10/03/2021)

Hội đồng châu Âu cho biết, EU sẽ coi kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR là công cụ để thúc đẩy ngành nông nghiệp và giảm bớt vết carbon về môi trường.

Tòa án Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) có quy định vào năm 2018 là việc chỉnh sửa hệ gene phải tuân thủ lệnh cấm năm 2001 của châu Âu về việc cấm sinh vật biến đổi gene (GMO).

Tòa án Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) có quy định vào năm 2018 là việc chỉnh sửa hệ gene phải tuân thủ lệnh cấm năm 2001 của châu Âu về việc cấm sinh vật biến đổi gene (GMO).

Horizon Europe, chương trình đầu tư cho nghiên cứu lớn nhất châu Âu sẽ phân bổ năm triệu euro cho các dự án nhằm mục tiêu hiểu rõ hơn về lợi ích và rủi ro của việc áp dụng các kỹ thuật chỉnh sửa hệ gene trong nông nghiệp trong hai năm tới, theo một bản dư thảo chương trình.

Hành động này nhằm hỗ trợ kế hoạch “Từ trang trại đến bàn ăn”, vốn được đặt ra để

Để đạt tới các mục tiêu đó, Hội đồng châu Âu cho rằng châu Âu cần “tăng cường các tiên tiến quan trọng trong ngành khoa học sự sống và công nghệ sinh học, trong các kỹ thuật hệ gene mới như kỹ thuật chỉnh sửa gene/hệ gene”.

Kế hoạch trị giá năm triệu euro được đặt ra sau khi các bộ trưởng Bộ Nông nghiệp châu Âu kêu gọi Hội đồng châu Âu tăng cường việc sử dụng “những thành phần mới và kỹ thuật mới” vào tháng 10 năm ngoái nhằm thúc đẩy việc sản xuất lương thực bền vững, khi chúng chứng tỏ an toàn với con người, động vật và môi trường. Kinh phí cho kế hoạch này mới chỉ mang tính chất gợi ý và Hội đồng châu Âu còn có thể tài trợ cho những đề xuất vượt ngoài khuôn khổ số tiền ban đầu này.

Vào tháng 10 năm ngoái, nhà khoa học Pháp Emmanuelle Charpentier, giám đốc Viện nghiên cứu Sinh học truyền nhiễm Max Planck ở Berlin, và đồng nghiệp là Jennifer Doudna, đã được trao giải thưởng Nobel Hóa học “vì đã phát triển một phương pháp chỉnh sửa hệ gene”.

Nhưng việc lai tạo giống cây trồng một cách chính xác với các kỹ thuật chỉnh sửa gene vẫn chưa được sử dụng ở châu Âu, theo một quy định vào năm 2018 của Tòa án Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) là việc chỉnh sửa hệ gene phải tuân thủ lệnh cấm năm 2001 của châu Âu về việc cấm sinh vật biến đổi gene (GMO).

Vào thời kỳ đầu hậu Brexit, tháng trước nước Anh đã thiết lập một cuộc bàn bạc trong giới công nghiệp về chỉnh sửa gene, khi cố gắng loại chỉnh sửa gene khỏi các quy định của châu Âu về GMO. Do còn phụ thuộc vào kết quả, sẽ cần đến một phiên tư vấn thứ hai về việc thay đổi định nghĩa về một sinh vật GMO. Chính phủ Anh coi các sinh vật được tạo ra bằng chỉnh sửa gene hoặc bằng các kỹ thuật di truyền khác không phải là GMO.

Việc đề xuất khoản kinh phí năm triệu euro cho nghiên cứu về chỉnh sửa gene là một phần nhỏ trong tổng số 1,83 tỉ euro trong năm 2021 và 2022 ở trụ cột thứ sáu về thực phẩm, các nguồn tự nhiên về kinh tế sinh học, nông nghiệp và môi trường của Horizon Europe, dự thảo chương trình đã tiết lộ vào tháng 12/2020 như vậy.

Hội đồng châu Âu đang chờ đợi công bố các chương trình chính thức với các con số tài trợ cuối cùng và những hạn định cho việc gửi hồ sơ đề xuất tài trợ vào cuối tháng 4/2021.

EU muốn giảm bớt việc sử dụng phân bón từ 30% xuống 25% trong các khu vực trồng trọt và tiến tới nông nghiệp hữu cơ.

EU muốn giảm bớt việc sử dụng phân bón từ 30% xuống 25% trong các khu vực trồng trọt và tiến tới nông nghiệp hữu cơ.

Kêu gọi gỡ lệnh cấm chỉnh sửa gene

Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi châu Âu gỡ bỏ lệnh cấm nghiêm khắc về GMO để cho phép sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene, vốn không hề cần đến việc đưa các gene ngoại lai vào một sinh vật. Trong năm 2020, trong một báo cáo của Liên đoàn Khoa học và nhân văn châu Âu, các nhà nghiên cứu trong 120 tổ chức ở khắp châu Âu kêu gọi Hội đồng châu Âu hỗ trợ đảo ngược tình thế này.

Theo báo cáo, sự thay đổi về chính sách có thể giúp châu Âu gia tăng sản lượng, thân thiện hơn với môi trường và có những loài có khả năng chống chịu ngoại cảnh, đồng thời đưa châu Âu tới những phát triển về khoa học. “Các công nghệ mới này có thể đóng góp vào việc giảm bớt vết carbon của nông nghiệp trong môi trường”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Trong khi các bộ trưởng bộ nông nghiệp chờ đợi Hội đồng châu Âu hoàn thành một nghiên cứu về tình trạng các kỹ thuật chinh sửa gene mới dưới phán quyết của EU, chương trình Horizon cho biết vẫn đang yêu cầu các nhà nghiên cứu điều chỉnh đề xuất của họ về các quy định hiện hành của châu Âu, bao gồm cả phán quyết năm 2018 của ECJ.

Các đề xuất đang được chờ đợi sẽ góp phần đem đến “các kỹ thuật chỉnh sửa hệ gene mới trong những đổi mới sáng tạo về sinh học” và để “đưa đánh giá những tác động tới hạn tiềm năng và cả những nút thắt tới EU và các khung quản lý quốc tế”.

Những ưu tiên khác

Hội đồng châu Âu muốn các nông dân tăng cường năng lực về các công nghệ số và ngăn ngừa việc số hóa sẽ làm phân hóa các trang trại lớn với trang trại nhỏ.

Hội đồng châu Âu muốn các nông dân tăng cường năng lực về các công nghệ số và ngăn ngừa việc số hóa sẽ làm phân hóa các trang trại lớn với trang trại nhỏ.

Theo chương trình dự thảo, Hội đồng châu Âu đang lên kế hoạch phân bổ 404 triệu euro trong hai năm tới cho các dự án nghiên cứu hỗ trợ chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn”.

Hội đồng đang trông chờ những đề xuất khám phá cuộc cách mạng và mở rộng của các vi sinh vật trong tự nhiên và mối liên hệ với sự mất mát đa dạng sinh học và sự gia tăng nguy cơ rủi ro dịch bệnh.

Một cuộc mở tài trợ 15 triệu euro sẽ được dành cho các dự án phát triển các công cụ số mang tính đổi mới sáng tạo để thiết kế cho những vấn đề cần thiết ở các trang trại quy mô vừa và nhỏ. Hội đồng châu Âu muốn các nông dân tăng cường năng lực về các công nghệ số và ngăn ngừa việc số hóa sẽ làm phân hóa các trang trại lớn với trang trại nhỏ.

Hội đồng cũng lập kế hoạch phân bổ 230 triệu euro trong hai năm tới về những dự án mà châu Âu mong muốn thực hiện “nền kinh tế tuần hoàn”, bằng việc giảm thiểu chất thải và xúc tiến tái chế các nguồn tài nguyên một cách liên tục.

Các dự án không chỉ được chờ đợi cải thiện việc lựa chọn vật liệu và tạo thiết kế mà còn thúc đẩy chuỗi giá trị mới và những mô hình kinh doanh mới tập trung vào việc nâng cấp, tái chế và tái sản xuất các sản phẩm để giảm thiểu chất thải.

Một số cuộc mở đề xuất sẽ dành cho các dự án để đưa nền công nghiệp châu Âu thêm bền vững và giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, bằng việc giảm bớt việc sử dụng các nguyên liệu thô phi tái tạo.

Nguồn: Thanh Phương/tiasang.com.vn

Ngày cập nhật: 04/03/2021

                https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Chau-Au-Se-dau-tu-vao-nghien-cuu-ve-chinh-sua-he-gene-trong-nong-nghiep-26910