Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 42760
Tổng truy cập : 57,998

Tin KH & CN Thế giới

Chính sách Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2013 của Ấn Độ (27/06/2013)

Chính sách Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2013 (KHCN&ĐMST) của Ấn Độ được công bố và giới thiệu tại Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 100, một hội nghị quốc gia lớn, được tổ chức từ ngày 3-7/01/2013.

Phát biểu tại Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 100, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói: "Chính sách KHCN&ĐMST 2013 sẽ là một nỗ lực góp phần đưa Ấn Độ trở thành một trong 5 cường quốc khoa học hàng đầu thế giới vào năm 2020. Đó là một mục tiêu đầy tham vọng. Nó nhằm mục đích đào tạo và nuôi dưỡng tài năng trong khoa học, khuyến khích nghiên cứu trong các trường đại học, gia tăng các nhà lãnh đạo trẻ trong lĩnh vực khoa học, tạo ra một môi trường chính sách cho sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo và để lôi kéo các liên minh quốc tế và hợp tác nhằm đáp ứng Chương trình nghị sự quốc gia”.

Mục tiêu chính sách của KHCN&ĐMST Ấn Độ là để đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện và cung cấp các giải pháp khoa học để phục vụ các mục tiêu đầy tham vọng của Ấn Độ vì tăng trưởng nhanh hơn, bền vững và toàn diện. Một hệ thống khoa học, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo mạnh mẽ và khả thi cho con đường phát triển dựa vào công nghệ cao của Ấn Độ là mục tiêu của chính sách STI mới. Những khát vọng của Ấn Độ sẽ được hỗ trợ bởi một hệ thống STI đầy tham vọng.

Thủ tướng Singh cho biết sự chuyển đổi của ngành nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chính sách công của quốc gia bao gồm cả những chính sách về KH&CN. Ông nói: "Gần 65% người dân của chúng ta sống ở nông thôn. Kế hoạch 5 Năm Lần thứ 12 khẳng định một sự tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp với mức tăng trưởng 4% mỗi năm là điều cần thiết để đạt được an ninh lương thực. Biến đổi trong ngành nông nghiệp phải là mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của chính sách công của Ấn Độ, bao gồm cả chính sách KH&CN”. Tuy nhiên, việc tăng trưởng này đang bị hạn chế bởi tình trạng thiếu nước và đất, do vậy, Ấn Độ cần những đột phá mới trong công nghệ tiết kiệm nước trong canh tác, nâng cao năng suất đất đai và phát triển các giống mới thích ứng với khí hậu.

Thủ tướng Singh cho rằng phát triển trong KH&CN là trung tâm của sự tiến bộ công cụ sản xuất và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Khi Ấn Độ tìm kiếm sự tăng trưởng bền vững trong thu nhập quốc dân, nước này phải nỗ lực để khai thác các công cụ KH&CN để đáp ứng nhu cầu và rút ngắn khoảng cách phát triển.

Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi thế hệ trẻ tiếp thu hệ thống giá trị dựa trên khoa học. Ông cho rằng, các vấn đề phức tạp, như biến đổi gen thực phẩm, năng lượng hạt nhân hay thăm dò không gian bên ngoài, không thể giải quyết được bởi đức tin, tình cảm và sự sợ hãi, mà thông qua tranh luận, phân tích và giác ngộ. Do vậy, một cách tiếp cận khoa học và sự hiểu biết về những vấn đề này cũng quan trọng như năng lực khoa học cốt lõi.

Nói về chính sách mới, Thủ tướng Singh cho rằng mục tiêu là tạo ra và nuôi dưỡng tài năng trong khoa học, để kích thích nghiên cứu và tăng cường các nhà lãnh đạo trẻ trong khoa học và để tạo ra một môi trường cho hợp tác hơn nữa của khu vực tư nhân trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Kế hoạch 5 Năm Lần thứ 12 mới đây được thông qua bởi Hội đồng Phát triển Quốc gia đã vạch ra một số sáng kiến ​​liên quan đến vấn đề này.

Cũng tại hội nghị trên, Thủ tướng Singh cho rằng chất lượng của các tổ chức khoa học của đất nước sẽ phụ thuộc vào chất lượng của các sinh viên mà Ấn Độ có thể thu hút được vào khoa học. Do vậy Ấn Độ phải tăng cường tìm kiếm nhiều nhà khoa học người Ấn Độ ở nước ngoài có mong muốn quay trở lại Ấn Độ làm việc ít nhất trong vài năm. Như một cách để thu hút nhân tài về nước làm việc, trong 8 năm qua, Ấn Độ đã nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Năm viện mới về giáo dục khoa học và nghiên cứu, 8 viện nghiên cứu công nghệ, 16 trường đại học trung ương, 10 viện công nghệ quốc gia mới, 6 cơ quan nghiên cứu và phát triển mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học.. đã được thành lập.

Ông nhấn mạnh về sự cần thiết cho “thụ tinh chéo” giữa các ngành và sự hiệp đồng giữa các bên liên quan, nghiên cứu do chính phủ tài trợ phải được bổ sung bằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tư nhân. Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện một số biện pháp chính sách theo hướng này, Thủ tướng Singh nói: "Chúng ta đã khuyến khích chia sẻ và truy cập dữ liệu của Chính phủ nước cho nghiên cứu. Chúng ta cũng đã tạo ra các cơ chế mới như Khu phức hợp đổi mới sáng tạo, Vườn ươm doanh nghiệp công  nghệ và các trường đại học đổi mới sáng tạo trong một nỗ lực để mang lại sự hội tụ lợi ích giữa các bên tham gia trong khoa học". Ông cho biết sự hợp tác quốc tế là rất quan trọng vì tranh thủ được nhiều nguồn lực khoa học hiện đại để tiến bộ. Tự do hóa kinh tế và tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua đã làm cho điều này trở thành điều có thể làm được đối với các nhà khoa học trong hợp tác quốc tế.

Hai ví dụ nổi bật cho điều này là hợp tác quan trọng của Ấn Độ với Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) trên Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider), dẫn đến việc phát hiện ra những gì được cho là hạt Higgs Boson. Ví dụ khác là hợp tác của Ấn Độ với một nhóm các quốc gia về lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạch quốc tế (International Thermonuclear Experimental Reactor). Thủ tướng Singh cho rằng Ấn Độ phải xây dựng đối tác không chỉ với các nước hàng đầu về KH&CN, mà còn với các cường quốc đang nổi, trong đó có nhiều nước trong khu vực. Ấn Độ cũng phải cung cấp chuyên môn của mình cho các nước láng giềng vì sự thịnh vượng tập và tiến bộ.

Khái quát những điểm chính trong Chính sách KH, CN và DDoMST 2013 của Ấn Độ

Nguồn: www.vista.vn