Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 63454 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Chỉnh sửa gene có thể “chặn sự lây truyền của virus” trong tế bào người (16/07/2021)
Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR để ngăn chặn một cách thành công sự lây truyền của virus SARS-CoV-2 lên tế bào người, theo một kết quả nghiên cứu mới. Điều này hứa hẹn có thể đưa con người tiến gần đến con đường điều trị COVID-19.
Sharon Lewin của Viện nghiên cứu Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty (Australia).
Công trình “Reprogrammed CRISPR-Cas13b suppresses SARS-CoV-2 replication and circumvents its mutational escape through mismatch tolerance” được xuất bản trên tạp chí Nature Communications1.
Các nhà nghiên cứu ở Australia cho rằng công cụ này có thể giúp chống lại một cách hiệu quả những lây truyền của virus trong các thí nghiệm, qua đó tăng thêm hi vọng là có thể sớm bắt tay vào thử nghiệm lâm sàng phương pháp này trên động vật.
CRISPR, công nghệ cho phép các nhà khoa học thay đổi trình tự DNA và biến đổi chức năng của gene, đã chứng tỏ được khả năng loại trừ được sự mã hóa di truyền dẫn đến sự phát triển bệnh ung thư ở trẻ em. Nhóm nghiên cứu này đã sử dụng một enzyme là CRISPR-Cas13b liên kết với trình tự RNA trên coronavirus chủng mới và khiến phân rã hệ gene cần thiết để nó có thể sao chép trong các tế bào người.
Tác giả liên hệ Sharon Lewin của Viện nghiên cứu Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty (Australia) nói với AFP là nhóm nghiên cứu đã thiết kế công cụ CRISPR để ghi nhận được SARS-CoV-2, virus gây ra đại dịch COVID-19. “Một khi virus được ghi nhận, enzyme CRISPR hoạt động và phân nhỏ virus ra”, cô cho biết.
“Chúng tôi hướng đến nhiều phần khác nhau của virus - những phần rất bền vững và không thay đổi cung như những phần vô cùng dễ thay đổi - và tất cả đều rất hiệu quả trong việc phân nhỏ con virus này”.
Kỹ thuật này cũng đã thành công trong việc chặn sao chép virus trong các mẫu “biến thể đáng lo ngại” như Alpha. Dẫu có nhiều loại vaccine COVID-19 đã xuất hiện trên thị trường, các chọn lựa về phương pháp điều trị hiện có vẫn còn hiếm hoi và chỉ hiệu quả ở mức độ hạn chế.
“Cần những phương pháp điều trị tốt hơn”
Lewin cho rằng việc sử dụng kỹ thuật CRISPR một cách rộng rãi trong y học có thể “mất nhiều năm chứ không phải vài tháng” nhưng cô cũng nhấn mạnh là công cụ này vẫn có thể chứng minh sự hữu dụng trong việc giải quyết đại dịch COVID-19. “Chúng ta vẫn cần những phương pháp điều trị tốt hơn cho mọi người đang nằm viện vì COVID”, Lewin nói. “Sự lựa chọn hiện nay của chúng ta vẫn đang bị giới hạn và cách tốt nhất trong đó để giảm bớt độ rủi ro chỉ hiệu quả 30%”.
Lewin cũng cho biết thêm, phương pháp điều trị lý tưởng có thể là một cách chông virus đơn giản, thực hiện qua đường miệng mà các bệnh nhân có thể nhận được sớm sau khi họ được phát hiện dương tính với COVID-19.
Điều này có thể giúp họ khỏi lâm vào tình trạng nặng hơn, và giúp làm giảm áp lực lên bệnh viện và các hệ thống chăm sóc sức khỏe.
“Cách tiếp cận này - xét nghiệm và điều trị - có thể chỉ khả thi nếu chúng ta có một cách chống virus rẻ tiền và không gây độc cho bệnh nhân. Đó là những gì chúng tôi hi vọng đạt được vào một ngày nào đó với cách tiếp cận sử dụng những chiếc kéo di truyền này”, Lewin nói.
Đồng tác giả Mohamed Fareh từ Trung tâm ung thư Peter MacCallum nói, lợi ích khác của nghiên cứu này là tiềm năng của nó trong việc ứng dụng vào điều trị nhiều bệnh khác do virus gây ra.
“Không giống như các loại thuốc chống virus thông thường, sức mạnh của công cụ này nằm trong sự linh hoạt và có khả năng thích ứng trong thiết kế của nó, có thể giúp tạo ra một loại thuốc phù hợp để chống lại các virus chứa vô số mầm bệnh bao gồm cúm, Ebola, và có thể là cả HIV”, anh nói.
Nguồn: Thanh Phương/vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 16/7/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)