Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 49206 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Đã tìm ra khắc tinh của virus cúm (23/10/2014)
Một số nghiên cứu trước đây đã xác nhận rằng các loại thảo dược, thường tiêu thụ ở dạng trà, có thể ngăn chặn sự sao chép của virus cúm. Tuy nhiên, các thành phần chống vi rút hoạt động và cơ chế mà chúng ngăn chặn sự nhân lên của virus vẫn chưa rõ ràng.
Ảnh: Sci-News
Nay, một nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Chen Yu Zhang của Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) đã xác định MIR2911 trong hoa kim ngân là tác nhân tấn công chủ lực vào các loại virus cúm khác nhau, bao gồm cúm lợn H1N1, cúm gia cầm H5N1 độc lực cao và H7N9. MIR2911 đàn áp virus cúm bằng cách nhắm vào mục tiêu PB2 và NS1, hai gene được biết đến là cần thiết cho sự nhân lên của virus cúm.
Hoa kim ngân (Lonicera japonica) là một loại thảo dược nổi tiếng của Trung Quốc. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nó đã được sử dụng rất có hiệu quả điều trị nhiễm cúm trong nhiều thế kỷ.
Các nhà nghiên cứu gọi hoạt chất MIR2911 là "virological penicillin". "Điều cần lưu ý là kể từ khi Alexander Fleming phát hiện Penicillin gần một thế kỷ trước, thuốc kháng sinh đã được phát triển để ngăn chặn các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau và đã cứu mạng sống của hàng triệu người", các nhà khoa học đã viết trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Cell. Nhưng, mãi đến nay mới phát hiện được hoạt chất đầu tiên trong tự nhiên có thể bào chế thành dược phẩm để chống bệnh cúm.
Trang Sci-News cho biết mục tiêu trước mắt là sử dụng MIR2911 để tấn công vào các loại cúm A. Kế tiếp sẽ nghiên cứu qua những dòng virus khác.
Nguồn: thanhnien.com.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)