Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 30096
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học nông nghiệp

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp (24/02/2017)

 

Đẩy mạnh nghiên cứu khóa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh minh họa

Các nhà khoa học trong lĩnh vực lai tạo các giống cây trồng thích nghi với vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào tuyển chọn giống, trồng, chăm sóc và chế biến đang được ngành nông nghiệp, các nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tập trung thực hiện. Trước bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn làm thay đổi tập quán canh tác, thì vai trò của các nhà khoa học, nhà nước phải là chỗ dựa để cuộc sống người dân được ổn định.

Biến đổi khí hậu đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng tới đời sống của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những đợt hạn hán đã làm thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến người dân trồng lúa. Theo thống kê của ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có đến 2/3 diện tích trồng lúa, cây ăn trái bị nhiễm mặn, không có nước tưới.

Thực trạng này cho thấy cần thiết có những chính sách của Nhà nước để hỗ trợ và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lai tạo các giống lúa chống chịu được mặn và những cây trồng, vật nuôi thích nghi với vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long triển khai dự án FIRST nghiên cứu, lai tạo các giống lúa chịu được hạn, mặn và ngập úng, nhưng vẫn cho năng suất, chất lượng cao để đưa vào sản xuất. Mục tiêu của dự án là giúp các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu khắc nghiệt như hiện nay.

Theo TS. Trần Ngọc Thạch (Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long) cho biết, Viện thành lập vào năm 1977 và đội ngũ lao động trong lĩnh vực KHCN của tổ chức ngày một lớn mạnh. Thành công vang dội nhất của Viện là việc được dự án FIRST chấm chọn và tài trợ 3,1 triệu USD cho tiểu dự án mang tên “Làm chủ công nghệ chọn tạo và nâng cao năng lực sản xuất giống lúa có các đặc tính nổi trội và giá trị kinh tế cao, góp phần đảm bảo sự tự chủ của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long”. Theo ông Thạch, để gặt hái thành công này, hơn 220 cán bộ, viên chức của Viện đã dành toàn bộ tâm huyết, dày công nghiên cứu và theo đuổi dự án suốt 3 năm trời ròng rã.

Được biết, từ năm 2013 Viện đã bắt tay vào nghiên cứu, chọn tạo và phát triển giống mới chất lượng cao, phù hợp cho xuất khẩu và thích hợp với ngập mặn, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt. Viện cũng xây dựng quy trình canh tác cho các giống lúa mới được chọn tạo trong khu vực có hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay đã có 5 giống lúa được đưa vào sản xuất. Hầu hết các giống lúa chống chịu với hạn, mặn này đều có năng suất từ 5,5 đến 6 tấn/ha. Các giống lúa chịu hạn, mặn, ngập úng được nông dân trồng nhiều nhất hiện nay là OM4900, OM8108, OM7347, OM6162…

Từ kết quả trên, các nhà khoa học lựa chọn ra một số giống lúa phù hợp cho từng vùng miền để cải tiến, nâng cao, khắc phục những hạn chế của giống bằng cách quy tụ các gen mục tiêu để có các giống đã có sẵn tính thích nghi rộng, ổn định ngoài sản xuất, đồng thời làm cơ sở cho nhà quản lý đề xuất loại bỏ khỏi danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh các giống lúa không còn gieo cấy trong sản xuất.

Nguồn: http://www.vista.gov.vn