Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 41430 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN trong nước
Giải pháp công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sắp đi vào hoạt động (29/07/2021)
Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, công bố 20 tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc. Dự kiến quý IV/2021, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia sẽ đi vào hoạt động.
Nhiệm vụ trên do Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai theo lộ trình thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ðề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” (Đề án 100). Theo mục tiêu của Đề án 100, đến năm 2025, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia sẽ kết nối với 100% hệ thống truy xuất nguồn gốc của các bộ, cơ quan liên quan và ít nhất 70% trong tổng số các đơn vị cung cấp giải pháp tại Việt Nam.
Theo đó, Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Bộ KH&CN là đơn vị được ủy quyền chủ trì thực hiện triển khai Quyết định trên. Hiện, đơn vị đang phối hợp xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện về truy xuất nguồn gốc của Hiệp hội mã số châu Âu (GS1) toàn cầu. Truy xuất nguồn gốc chuẩn phải đảm bảo các yếu tố:
Thứ nhất, là chuỗi liên kết giá trị sản phẩm. Khi truy xuất nguồn gốc có nghĩa chúng ta truy được sản phẩm đó có quá trình hình thành như thế nào, vận chuyển ra sao. Khi truy xuất chúng ta phải thấy được toàn bộ chuỗi quá trình mà tất cả các đơn vị tham gia vào việc tạo ra sản phẩm.
Thứ hai, thông tin của sản phẩm khi truy xuất phải thể hiện giống như đã công bố lưu hành.
Thứ ba, cần có sự kiểm tra, giám sát của bên thứ ba trong toàn bộ chuỗi quá trình tạo ra sản phẩm đó (các giấy tờ kiểm định, kiểm nghiệm, các giấy chứng nhận về chất lượng, các loại giấy đánh giá). Đó là tất cả hồ sơ của bên thứ ba và cũng là một phần trong chuỗi liên kết đó.
Thứ tư, cần phải có nhật ký điện tử về toàn bộ quá trình hình thành ra sản phẩm.
Những tài liệu này để chứng minh toàn bộ quá trình tạo ra cũng như luân chuyển sản phẩm (ví dụ thông tin trồng loại giống gì, trồng ở đâu, sử dụng loại phân gì, quá trình sơ chế biến ra sao) có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, trong quá trình vận chuyển hàng hóa được bảo quản ra sao, có ảnh hưởng tới chất lượng hay không? Trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng có bị biến đổi về chất lượng hay không?...
Theo Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia, việc truy xuất nguồn gốc một cách toàn diện các khâu như vậy đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp và người dân. Doanh nghiệp có công cụ để quản lý, công khai chất lượng sản phẩm, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường. Người tiêu dùng biết được chất lượng sản phẩm thông qua thông tin về toàn bộ quá trình hình thành, đường đi của một sản phẩm trước khi lên kệ bán hàng.
Các cơ quan quản lý sẽ xác định được chính xác, kịp thời nguyên nhân sự cố về chất lượng sản phẩm cũng như vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan. Khi các thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa được các doanh nghiệp đưa lên Cổng truy xuất nguồn gốc sẽ tạo nên kho dữ liệu để phục vụ cho chính nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm xuất khẩu và thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Nguồn: vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 27/7/2021
- Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải (25/12/2024)
- Học sinh làm robot cào muối (09/12/2024)
- Phát hiện thực vật họ Thu hải đường ở Quảng Trị (25/11/2024)
- Tiến sĩ Việt theo đuổi con đường bào chế thuốc thông minh (12/11/2024)
- Tạo cơ chế thu hút nguồn lực cho nghiên cứu, phát triển (30/10/2024)
- Hơn 50 triệu tài liệu tái hiện chặng đường khoa học công nghệ (15/10/2024)