Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 5651 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học nông nghiệp
Giải pháp mới trong canh tác cây Thanh Long tại Miền Bắc (06/05/2016)
Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Rau Quả, Bộ NN&PT NN đã nghiên cứu thành công các giải pháp tuyển chọn giống và và xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp cho sản xuất giống Thanh long ở các tỉnh phía Bắc, năng suất cao, đạt chất lượng xuất khẩu. Thí nghiệm khảo nghiệm giống Thanh Long ruột đỏ tại Vĩnh Phúc (Ảnh: H.A) Đây là kết quả của đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển Thanh Long ở các tỉnh phía Bắc”, Mã số: KC06.17/11-15 do TS. Nguyễn Quốc Hùng và các cộng sự triển khai từ 10/2012 đến nay. Đề tài được nghiệm thu loại khá vào ngày 4/5/2016. TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, sau 3 năm triển khai nhóm nghiên cứu đã thu thập được 42 mẫu giống thanh long từ các nguồn thu thập trong nước và nhập nội. Trong số các mẫu giống thu thập được, có 12 mẫu giống Thanh long vỏ đỏ ruột trắng, 28 mẫu giống thanh long vỏ đỏ ruột đỏ và 2 mẫu giống thanh long khác. Tất cả các mẫu giống thu thập được đã được đưa vào trồng đánh giá tại Viện Nghiên cứu Rau quả. Thông qua kết quả của đề tài cũng đã xây dựng thành công 1,2 ha mô hình trồng và thâm canh 2 giống thanh long ruột đỏ TL4 và TL5 tại Uông Bí - Quảng Ninh, Lập Thạch - Vĩnh Phúc áp dụng quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh cây Thanh long ruột đỏ từ kết quả nghiên cứu thu được của đề tài. Tại các mô hình trồng và thâm canh các giống thanh long ruột đỏ từ sản phẩm của đề tài cho cây có khả năng sinh trưởng khỏe, thời gian từ trồng đến bắt đầu ra hoa ngắn và có tiềm năng cho năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha. GS.TS. Vũ Mạnh Hải, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước nhận định, nhóm nghiên cứu cũng đã tuyển chọn được 02 giống Thanh long ruột đỏ; hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nhân giống thanh long ruột đỏ TL4 có tỷ lệ cây xuất vườn cao và chất lượng cây giống tốt. Sử dụng cành giâm 9 tháng tuổi, kích thước cành 30 - 40 cm kết hợp với sử dụng chất kích thích ra rễ IBA nồng độ 700ppm và giâm cành Thanh long trên nền cát sông, trấu hun rút ngắn thời gian ra rễ của cành giâm, có chất lượng rễ tốt và cho tỷ lệ xuất vườn đạt 100%. “Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ hoàn thiện các báo cáo các quy trình và triển khai phổ biến nhân rộng kết quả dự án cho các tỉnh có điều kiện phù hợp với cây Thanh Long tại phía Bắc”, TS. Hùng cho biết thêm. |
Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn
- Ứng dụng đồng bộ các giải pháp canh tác tiên tiến xây dựng vùng nguyên liệu điều... (05/05/2025)
- Phát triển robot siêu nhỏ có thể có thể thụ phấn nhân tạo cho cây trồng và thực phẩm (29/04/2025)
- Nghiên cứu quy trình nhân giống cây chè tím (Camellia sinensis) bằng nuôi cấy mô... (21/04/2025)
- Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật để phát triển Cam Bưởi theo chuỗi... (16/04/2025)
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không? (08/04/2025)
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton)... (02/04/2025)