Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 46292 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Hàn Quốc sản xuất thành công vải hỗ trợ nâng đỡ với chi phí rẻ (22/04/2021)
Vải trợ lực có cảm biến nhận biết chuyển động của cơ thể, hỗ trợ tư thế, co kéo với một lực ít hơn tại thời điểm mong muốn, ưu điểm của loại vải này là khối lượng nhẹ và chi phí sản xuất rẻ.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Viện Nghiên cứu máy móc và vật liệu Hàn Quốc (KIMM) thông báo đã sản xuất thành công vải hỗ trợ nâng đỡ (trợ lực).
Vải hỗ trợ nâng đỡ nặng không quá 6,6g, có thích thước bằng lòng bàn tay, sử dụng hợp kim nhớ hình, dạng lò xo, chỉ dày khoảng 20㎛ (1㎛ = 0,001 mm), tương đương với một phần tư sợi tóc.
Hợp kim nhớ hình là vật liệu có khả năng khôi phục lại hình dạng ban đầu khi nó chịu một quá trình nhiệt cơ học, dựa trên nguyên lý tạo lực, với lực tạo ra có thể nâng tới khoảng 10kg.
Trên thực tế, khi người dùng gắn miếng vải này lên cánh tay và nâng tạ, lực cơ bắp phải dùng giảm một nửa so với khi nâng bằng tay trần.
Tương tự, nếu gắn vào chân và ngồi xuống, miếng vải sẽ tạo ra lực để giúp người dùng đứng dậy dễ dàng.
Đặc biệt, vải trợ lực có cảm biến nhận biết chuyển động của cơ thể, hỗ trợ tư thế, co kéo với một lực ít hơn tại thời điểm mong muốn.
Ưu điểm của loại vải này là khối lượng nhẹ và chi phí sản xuất rẻ.
Sản phẩm này có thể được sử dụng rộng rãi cho các ngành nghề lao động tiêu hao nhiều sức lực như chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hóa, chăm sóc bệnh nhân hoặc dùng cho tập luyện phục hồi chức năng./.
Nguồn: Mạnh Hùng/vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 15/4/2021
https://www.vietnamplus.vn/han-quoc-san-xuat-thanh-cong-vai-ho-tro-nang-do-voi-chi-phi-re/706037.vnp
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)