Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 12650 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Hải Phòng
Hiệu quả từ việc sử dụng chế phẩm sinh học Neo-Polymic xử lý môi trường ao nuôi cá trong mô hình VAC tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy (24/06/2014)
Nằm trong khuôn khổ những nhiệm vụ thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Neo-Polymic xử lý môi trường ao nuôi cá trong mô hình VAC tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy” vừa được Hội đồng KH&CN đánh giá tại Sở KH&CN thành phố Hải Phòng. Dự án do UBND xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy chủ trì thực hiện. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KH&CN Hải Phòng là đơn vị chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Một góc ao nuôi cá sử dụng chế phẩm Neo-Polymic để xử lý môi trường ao nuôi
Chế phẩm sinh học Neo-Polymic có tác dụng phân hủy tối đa các chất hữu cơ, giảm độ nhớt của nước, phòng tảo nở hoa và hấp thụ nguồn tảo chết; giảm độc tố trong ao nuôi đến mức thấp nhất; giúp cải thiện màu nước, ổn định pH và cân bằng hệ sinh thái, tăng lượng ô-xy hòa tan trong ao; giảm lượng vi khuẩn có hại và mùi hôi của nước; phòng bệnh và giảm hiện tượng gây bệnh cho đối tượng nuôi trong ao.
Với những ưu điểm trên, chế phẩm được ứng dụng để xử lý môi trường ao nuôi cá quy mô 1 ha nằm trong mô hình VAC với 2 vụ nuôi từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2013 và từ tháng 6-11/2013 trên cùng 1 ao nuôi. Kết quả cho thấy, ở cả 2 vụ, chất thải chăn nuôi lợn thuộc mô hình VAC được thu gom và xử lý trước khi xả xuống ao nuôi cá. Tại ao nuôi, Ban Chủ nhiệm dự án tiến hành xử lý đáy ao với lượng 20 kg Neo-Polymic/1ha diện tích mặt đáy. Chế phẩm tiếp tục được dùng để xử lý nước ao trước khi thả giống, lượng dùng 5 kg và xử lý định kỳ 1 lần/tuần sau khi thả giống, lượng từ 5-6 kg/lần. Ngoài việc xử lý ao nuôi cá, chế phẩm sinh học Neo-Polymic còn được dùng để xử lý tại bể sinh học (bể xử lý phế thải chăn nuôi có chứa các giá thể vi sinh) định kỳ 3 ngày/lần, lượng dùng 50g/lần.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình, các tác giả nhận thấy, việc ứng dụng chế phẩm sinh học Neo-Polymic để xử lý môi trường ao nuôi cá cho lợi nhuận hơn 331 triệu đồng mỗi năm (2 vụ), cao hơn các hộ nuôi cá đại trà trên địa bàn xã. Việc sử dụng chế phẩm tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển, cá mau lớn, ít hao hụt, ít nhiễm bệnh, năng suất cá đạt 7.870 kg/vụ/ha (vụ từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2013) và 8.461 kg/vụ/ha (vụ từ tháng 6-11/2013).
Mô hình được đánh giá có khả năng nhân rộng và mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu của thành phố ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Đinh Thủy
- Hội nghị tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao hiệu quả công việc trong... (12/05/2025)
- Xây dựng mô hình sản xuất giống chuối tiêu hồng, chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô theo... (12/05/2025)
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong quản lý tổng hợp một số sinh vật chính gây hại trên... (08/05/2025)
- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ tháng 5 (06/05/2025)
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ khai thác nước thấm lọc từ sông ở Việt... (28/04/2025)
- Hưởng ứng giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8/2025 “Vì một Việt Nam số” (05/05/2025)