Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 24707
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học nông nghiệp

Hoàn thiện qui trình công nghệ bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS (Cells Alive System) phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (29/11/2017)

Hệ thống tế bào sống (CAS - Cells Alive System) là công nghệ bảo quản hiện đại. Công nghệ CAS có khả năng bảo quản đảm bảo chất lượng nông sản, thủy sản, thực phẩm giữ nguyên được cấu trúc, hương vị, màu sắc và dinh dưỡng trong một thời gian dài. Hệ thống công nghệ CAS bao gồm thiết bị CAS (sinh ra năng lượng từ trường yếu) kết hợp với thiết bị làm lạnh nhanh tác động lên đối tượng nông sản, thực phẩm làm cho phân tử nước đóng băng nhưng không liên kết với nhau trong thời gian khoảng 30 phút; và nhiệt độ ở tâm sản phẩm đạt -10 độ C đến -30 độ C (tùy mỗi loại nông sản phẩm);

Cây vải là một trong số những loại cây ăn quả quan trọng có giá trị kinh tế cao trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới. Về mặt chất lượng, quả vải được đánh giá cao với hương vị thơm ngon. Trong khi sản lượng thu hoạch vải lớn, thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là Trung Quốc, việc mua bán còn phụ thuộc quá nhiều vào thương lái nên giá bán sản phẩm trong ngày không ổn định. Vì vậy, việc tìm ra một phương pháp bảo khối lượng lớn vải trong thời gian dài mà vẫn giữ được màu sắc và vải thiều đảm bảo chất lượng để có thể xuất khẩu sang một vài thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, Úc... là bài toán đặt ra cho các nhà khoa học.

Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng đã nghiên cứu thành công quy trình bảo quản vải thiểu bằng công nghệ CAS qui mô 100kg/ mẻ, bảo quản được1000kg/ ngày. Tuy nhiên, để xuất khẩu thì việc tăng số lượng cấp đông/ngày, chất lượng đảm bảo, đưa ra bộ tiêu chuẩn đầu vào cho nguyên liệu để bảo quản bằng công nghệ CAS là rất cần thiết. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng do ThS. Tạ Thu Hằng làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện qui trình công nghệ bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS (Cells Alive System) phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản”.

Một số kết của của đề tài nghiên cứu:

- Đã xây dựng 1 mô hình chăm sóc vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP qui mô 5ha tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và mô hình đã được Công ty BVC của Tây Ban Nha cấp chứng nhận. 
- Đã xây dựng 1 mô hình bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS qui mô 10 tấn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 

- Đã xây dựng 1 bộ tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào của vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

- Đã hoàn thiện 01 qui trình bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS qui mô 120kg/mẻ (tương đương 180 g/giờ), thời gian bảo quản tối thiểu 6 tháng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 

- Đã xuất khẩu được 4 tấn vải thiều sang thị trường Nhật Bản và đánh giá chất lượng cảm quan cũng như khảo sát được khả năng chấp nhận của người Nhật đối với vải thiều đông lạnh CAS: người Nhật rất thích vải thiều đông lạnh CAS của Việt Nam, giá cả chấp nhận được từ 350.000VNĐ- 440.000VNĐ/kg.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị về một mô hình chăm sóc vải thiều theo quy trình GlobalGAP là mô hình đầu tiên về vải thiều ở miền Bắc được quốc tế công nhận dành cho việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Mô hình cần được nhân rộng; tạo lòng tin của người tiêu dùng; đảm bảo khả năng thâm nhập vào các thị trường khó tính; gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề nghị được tham gia vào các dự án để chuyển giao các kết quả của dự án vào sản xuất ở quy mô công nghiệp, thương mại hóa…

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13093/2016) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia.

Nguồn: N.P.D (NASATI)