Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 67008 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Indonesia phê duyệt sử dụng hai loại thuốc điều trị COVID-19 (09/10/2020)
Tính đến cuối năm nay, Indonesia dự kiến sẽ nhập khẩu 670.000 lọ Remdesivir, đồng thời lên kế hoạch sản xuất loại thuốc này trong nước từ tháng 11 tới.
Thuốc Remdesivir được giới thiệu tại Hamburg, Đức, ngày 8/4/2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Cơ quan Giám sát thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) vừa cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho 2 loại thuốc kháng virus Favipiravir và Remdesivir để điều trị các bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ngày 6/10, Văn phòng Bộ trưởng điều phối Các vấn đề hàng hải và đầu tư cho biết Chính phủ Indonesia đã cho phép các nhà thầu nhập khẩu nhiều loại thuốc điều trị COVID-19, trong đó có Remdesivir, Favipiravir, Oseltamivir, Lopinavir-Ritonavir, và phân phối trực tiếp tới các bệnh viện.
Theo nguồn tin trên, tính đến cuối năm nay, Indonesia dự kiến sẽ nhập khẩu 670.000 lọ Remdesivir, đồng thời lên kế hoạch sản xuất loại thuốc này trong nước từ tháng 11 tới.
Người đứng đầu BPOM, bà Penny K. Lukito, kỳ vọng việc cấp phép EUA sẽ giúp các bệnh viện đẩy nhanh khả năng tiếp cận những loại thuốc trên và đưa chúng vào phác đồ điều trị COVID-19, qua đó nâng cao tỷ lệ bình phục đồng thời giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.
Bà Penny cũng bày tỏ hy vọng đội ngũ nhân viên y tế sẽ hợp tác trong việc giám sát hiệu quả và tính an toàn của các loại thuốc này.
Theo đó, tất cả các báo cáo cảnh giác dược sẽ được BPOM tiếp nhận và đánh giá định kỳ. Nếu xuất hiện các tác dụng phụ nguy hiểm, BPOM sẽ ngay lập tức thông báo rủi ro và hủy bỏ EUA.
Vào tháng 9 vừa qua, BPOM cũng đã cấp giấy phép cho một số công ty dược phẩm trong nước sản xuất thuốc Favipiravir và Remdesivir.
Cụ thể, PT Beta Pharmacon (Dexa Group) được phép sản xuất thuốc Favipiravir và phân phối nội địa dưới thương hiệu Avigan.
Công ty dược phẩm quốc doanh PT Kimia Farma được cấp giấy phép sản xuất thuốc gốc Favipiravir.
Trong khi đó, giấy phép sản xuất Remdesivir được cấp cho PT Amarox Pharma Global - công ty con của nhà sản xuất thuốc gốc hàng đầu Ấn Độ Hetero, công ty dược phẩm quốc doanh PT Indofarma và công ty tư nhân PT Dexa Medica.
Kể từ tháng 3 năm nay, BPOM còn tiến hành tìm kiếm trên Internet để phát hiện thông tin sai lệch liên quan đến các loại thuốc được cho là có thể chữa khỏi COVID-19.
Tính đến nay, BPOM đã phát hiện hơn 46.000 trang liên kết và đã đề nghị Hiệp hội thương mại điện tử Indonesia (IDEA), Bộ Thông tin và Truyền thông gỡ bỏ các trang này.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Brampton, Ontario, Canada, ngày 1/10/2020.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong cuộc đua tìm kiếm vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu Canada đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vắcxin phòng lao (BCG).
Loại vắcxin chỉ cần tiêm một liều duy nhất này hiện không còn được khuyến cáo phổ cập ở Canada do tỷ lệ mắc bệnh lao tại đây rất thấp.
Tuy nhiên, một loạt nghiên cứu về dịch tễ cho thấy vắcxin BCG có thể đóng một vai trò rộng hơn trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp.
Tiến sỹ Alexandre Zlotta thuộc Đại học Health Network ở Toronto dẫn số liệu thống kê cho thấy những người được tiêm vắcxin BCG khi còn nhỏ có tỷ lệ lây nhiễm bệnh đường hô hấp thấp hơn sau này.
Shariq Haider, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học McMaster ở Hamilton, đã dẫn ra bằng chứng mới nhất ủng hộ giả thuyết trên đó là một nghiên cứu được thực hiện với các bệnh nhân có tuổi tại Hy Lạp ở thời điểm trước đại dịch COVID-19.
Nghiên cứu này được công bố vào tháng trước trên tạp chí Cell, trong đó cho thấy những người được tiêm vắcxin BCG có tỷ lệ nhập viện trở lại thấp hơn 70%.
Quá trình thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát bắt đầu được tiến hành từ tuần trước đang tập trung vào việc kiểm nghiệm tính hiệu quả của BCG trong phòng ngừa virus SARS-CoV-2.
Nếu quá trình thử nghiệm cho kết quả tích cực, BCG có thể là một lựa chọn an toàn và không đắt đỏ do loại vắcxin này đã được cấp phép sử dụng tại Canada và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Vắcxin BCG do hai nhà nghiên cứu tại Viện Pasteur ở Lille (Pháp) là Albert Calmette và Camille Guérin phát triển vào đầu thế kỷ 20. Vắcxin này lần đầu tiên được thử nghiệm trên người vào năm 1921.
Việc tìm kiếm vắcxin để chặn đà lây lan của dịch COVID-19 tại Canada hiện là mối quan tâm lớn đối với chính phủ nước này, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh tại hai tỉnh đông dân nhất Canada là Ontario và Quebec.
Hiện số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Canada đã lên tới 168.960 ca, trong đó có 9.504 ca tử vong./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 06/10/2020
https://www.vietnamplus.vn/indonesia-phe-duyet-su-dung-hai-loai-thuoc-dieu-tri-covid19/667759.vnp
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)