Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 12525 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Hải Phòng
Khoa học Công nghệ: Đổi mới căn bản và toàn diện cho phát triển (26/02/2013)
Sau những năm thực hiện Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ ở nước ta đã có nhvào thành tựu chung trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, xây dựiều thay đổi tích cực, đóng góp quan trọng ng đất nước.
Đến nay, năng lực và tiềm lực khoa học của đất nước được nâng cao không ngừng. Hàm lượng công nghệ trong nhiều sản phẩm đã làm tăng chất lượng và tạo giá trị gia tăng cho hàng hóa, dịch vụ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đội ngũ cán bộ khoa học được tạo điều kiện tốt hơn về hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu thông qua các chương trình đầu tư của Nhà nước. Hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi sang cơ chế tự chủ trong hoạt động sáng tạo với sự đầu tư đúng mức của Nhà nước. Thị trường công nghệ đã được hình thành, từng bước thúc đẩy hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, gắn kết hoạt động nghiên cứu đào tạo đại học với nhu cầu của doanh nghiệp.
Để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học công nghệ vẫn cần được tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ.
Năm 2012, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, bên cạnh nhiều vấn đề trọng đại của đất nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặc biệt quan tâm đến những vấn đề liên quan đến phát triển khoa học công nghệ, xem đây là nền tảng phát triển bền vững kinh tế xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng.
Một lần nữa, Đảng ta, Nhà nước ta lại khẳng định, khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành động lực then chốt phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, tạo chuyển biến về chất trong đóng góp của khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ XXI. Trong tầm nhìn trung hạn đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam phải đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN. Trên cơ sở đó, đến năm 2030, chúng ta phải có được một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến Thế giới; tiềm lực khoa học và công nghệ đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Muốn vậy, Đảng ta đã chỉ rõ cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; triển khai các định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu; phát huy và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; phát triển thị trường khoa học và công nghệ; hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.
Với mức phát triển hiện nay của nền khoa học công nghệ đất nước, với yêu cầu cấp bách đặt ra đối với phát triển kinh tế xã hội, từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, KH&CN cần được phát triển theo hướng coi phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của tất cả các ngành, các cấp; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Theo tinh thần Nghị quyết, những nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu được xác định là tăng cường nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh và mục đích công cộng; Ưu tiên phát triển một số công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đạt trình độ quốc tế trong một số lĩnh vực có lợi thế nhằm sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông; Nghiên cứu và phát triển có trọng điểm các công nghệ gene, tế bào, vi sinh, enzym - protein, tin sinh học, nano sinh học; ứng dụng có hiệu quả các công nghệ này vào một số lĩnh vực chủ yếu: nông - lâm - ngư nghiệp, y - dược, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường; Chú trọng tiếp nhận và phát triển các công nghệ vật liệu mới, hiện đại, như: vật liệu điện tử và quang tử, vật liệu nano, vật liệu y - sinh, vật liệu tiên tiến, sử dụng nguyên liệu trong nước, đặc biệt là nguyên liệu sinh học, đất hiếm, khoáng sản quý hiếm; vật liệu có tính năng đặc biệt sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, y - dược, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh. Phát triển một số công nghệ chế tạo máy và tự động hóa trọng điểm, như: công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, dây chuyền đồng bộ trong dầu khí, thủy điện, nhiệt điện, đóng tàu, khai thác và chế biến khoáng sản. Phát triển công nghệ môi trường: xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải; ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh; phát triển công nghệ tái chế chất thải.
Có thể nói, Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ nói chung, đặc biệt trong thời điểm hiện nay.
Để thực hiện thành công quyết sách của Đảng, rất cần sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ngành. Có như vậy mới có thể xây dựng được các cơ chế chính sách phù hợp, khơi thông được các nguồn lực còn tiềm tàng cho khoa học và công nghệ thực sự phát triển.
Nguồn: khoahocphattrien.com.vn - P.V (Tổng hợp)
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong quản lý tổng hợp một số sinh vật chính gây hại trên... (08/05/2025)
- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ tháng 5 (06/05/2025)
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ khai thác nước thấm lọc từ sông ở Việt... (28/04/2025)
- Hưởng ứng giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8/2025 “Vì một Việt Nam số” (05/05/2025)
- Hỗ trợ 04 doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14061-1:2018 (28/04/2025)
- Nghiên cứu tách chiết hoạt chất β-Glucan từ bã men bia nhằm ứng dụng nâng cao hiệu... (26/04/2025)