Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 25155
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học nông nghiệp

Khoa học đang đối mặt với thái độ “tránh xa” thực phẩm biến đổi gen (25/09/2018)

Để tạo ra thực phẩm biến gen (genetically engineered foods) , người ta có thể cấy thêm hoặc bỏ bớt gen trong hệ thống gen của sinh vật. Thông thường, người ta thường chọn gen của một loài khác để thêm vào bộ gen của một loài. Điều này được thực hiện với mong muốn rằng những sinh vật có bộ gen mới sẽ mang ưu điểm của cả 2 loài. Đây là quá trình tạo ra các cá thể hoàn toàn dị biệt với sự phát triển tự nhiên. Về mặt nguyên tắc, người ta chỉ thực hiện biến đổi gen mang tính có lợi. Nghĩa là chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan gì đến thành phần giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ làm động tác theo hướng tăng cường hàm lượng mà không làm thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Do đó, giá trị dinh dưỡng của thành phẩm không hề bị suy giảm, năng suất cây trồng tăng, chống chịu được sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt.

 

 

Nguồn ảnh: Shutterstock.

 

Lấy ví dụ, để táo không bị ngả màu nâu sau khi cắt ra như táo thông thường, người ta sẽ tiêm chất gì đó vào trong ADN của táo để ngăn chúng không bị hóa nâu sau khi cắt ra. Còn để có sữa không béo (sữa gầy), người ta sẽ sử dụng công nghệ loại bỏ thành phần chất béo có tự nhiên trong sữa. 

 

Vấn đề bàn đến ở đây là thái độ của người tiêu dùng như thế nào đối với thực phẩm biến đổi gen. Đối với câu hỏi này, các câu trả lời phần nằm trong nghiên cứu tổng quan của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Washington (St. Louis) do Sydney Scott, phó giáo sư về markeing tại Trường Kinh doanh Olin, tác giả chính nghiên cứu đứng đầu. Bài báo đã được công bố chính thức trên tạp chí Annual Review of Nutrition tháng trước với tựa đề “Tổng quan về thái độ đối với thực phẩm biến đổi gen của người tiêu dùng”. Trước đây ông cũng đã công bố nghiên cứu về “đạo đức” của thực phẩm biến đổi gen và hành động tránh xa đối với thực phẩm này của người tiêu dùng. 

 

Scott cho biết, Công trình này nghiên cứu tổng quan tại khu vực ông ở, tập trung chính vào xem xét các vấn đề chính phủ đã thực hiện trong phạm vi quản lý và nghiên cứu tìm hiểu thái độ người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen. 

 

Kết luận rút ra từ công trình nghiên cứu của nhóm là dù sau hơn 20 năm phát triển kỹ thuật di truyền trong ngành nông nghiệp, phần lớn người tiêu dùng vẫn hoài nghi và thậm chí “ghê tởm” các loại thực phẩm biến đổi gen. 

 

Liên quan đến vấn đề này, nhiều người cho là thực phẩm tự nhiên hoàn toàn không có điểm chê, còn thực phẩm biến đổi gen như là một hành vi vi phạm đến quá trình phát triển tự nhiên, tác giả viết. Các nghiên cứu chung cũng cho thấy người tiêu dùng có tâm lý lan truyền theo số đông. Quan điểm của họ cho rằng khi tiếp xúc dù ở mức độ rất nhỏ giữa thực phẩm tự nhiên và những thứ khác cũng làm nó bị nhiễm khuẩn, không an toàn. Do vậy, người ta sẽ bỏ không ăn bát súp dù chỉ một con ruồi bâu vào. 

 

Tuy nhiên, điều mà tổng quan nghiên cứu không giải thích được đó là lý do tại sao nhiều người tiêu dùng dường như lại rất thấy ổn với các loại thực phẩm chế biến sẵn (chế biến nhiều lần) như món Hamburger Helper, các bữa ăn tối với thực phẩm cần vi sóng rã đông, các loại bánh ăn kèm với syrup được là từ nhựa cây phong,… nhưng lại không thấy chấp nhận được các loại thực phẩm biến đổi gen như đậu tương kháng cỏ dại, gạo vàng giầu vitamin A, hoặc cá hồi nuôi tăng trưởng nhanh. 

 

Người tiêu dùng cho rằng thực phẩm biến đổi gen rất kinh tởm, cần tránh xa. Mọi người có xu hướng cho rằng điều này đúng và lan truyền nhau cùng thực hiện”. Scott nói.

 

Ông cũng cho biết, Hội đồng đánh giá về thực phẩm biến đổi gen hàng năm đều đưa ra các tổng quan chung các kết quả nghiên cứu, do đó nhóm nghiên cứu hy vọng nó sẽ cung cấp một bản tổng hợp các lợi ích những gì chúng ta đã biết về thực phẩm biến đối cho một lượng lớn người tiêu dùng bao gồm các nguy cơ và các lợi ích của công nghệ biến đổi gen, những gì mọi người nghĩ va lý do tại sao? 

 

Các quy định và thái độ của người tiêu dùng

 

Thông qua đánh giá về các vấn đề liên quan, các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng các công trình nghiên cứu trước đây đã xác định 4 cách tiếp cận của chính phủ cho việc điều chỉnh các loại cây trồng biến đổi gen, phạm vi từ quảng cáo đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm - cho phép - biện pháp phòng ngừa đến ngăn chặn. 

 

Lấy ví dụ, Hoa Kỳ có xu hướng nới lỏng cho phép tiếp cận kỹ thuật biến đổi gen này, họ cho trồng rất nhiều loại cây trồng biến đổi gen, và họ cho biết cho biết chúng an toàn. 

 

Ngược lại, Liên minh Châu Âu hạn chế cách tiếp cận của họ đó là, họ chỉ cho phép được trồng thương mại hai giống cây biến đổi gen đó là khoai tây và ngô, và thậm chí là họ quy định những cây trồng biến đổi gen này không được trồng phục vụ cho con người do sức đề kháng của người tiêu dùng. 

 

Mặc dù trên toàn cầu, sự gia tăng các loại cây trồng biến đổi gen đã bao phủ ½ nguồn đất trồng trọt của Mỹ và 12% tổng diện tích đất canh tác, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Á, nhưng doanh thu từ thực phẩm hữu cơ trên toàn thế giới đã nhảy vọt từ khoảng 15,2 tỷ USD năm 1999 đến 90 tỷ USD năm 2016. 

 

Mục đích chính của nghiên cứu là phơi bày khoảng cách giữa người ủng hộ thực phẩm biến đổi gen và những người phản đối nhóm thực phẩm này. 

 

Theo Scott nói: “Vấn đề này sẽ không thể giải quyết bằng các thông tin khoa học cho thấy các loại thực phẩm biến đổi gen không ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người, mà khi chúng ta chia sẻ thông tin về thực phẩm biến đổi gen, chúng ta phải hiểu rõ lĩnh vực này ở các phương diện”. 

 

Điều mà nhóm nghiên cứu đang nỗ lực hướng đến là làm sao để đạt được sự đồng thuận cao ở mỗi người, và họ tin rằng điều này sẽ không thể không đạt được. 

 

Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật 24/9/2018