Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 29006 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học nông nghiệp
Khoai tây Nam Định tăng giá nhờ công nghệ (09/12/2016)
Thành công từ công nghệ nhân giống, kết hợp với áp dụng phương pháp chế biến hiện đại giúp khoai tây Nam Định dần khẳng định được giá trị khi sản lượng và chất lượng ngày càng được nâng lên.
Là một trong những địa phương có diện tích trồng khoai tây lớn trên cả nước, mỗi năm, toàn tỉnh Nam Định phát triển từ 2.300-2.500 ha khoai tây vụ Đông, cho sản lượng mỗi vụ đạt trên 30.000 tấn. Tuy nhiên, do thói quen canh tác cũ là tự nhân giống, sử dụng giống không rõ nguồn gốc hoặc giống đã bị thoái hóa... nên năng suất khoai tây của tỉnh còn thấp, chất lượng không ổn định, dẫn tới đầu ra gặp nhiều khó khăn. Do đó, giá trị kinh tế từ việc trồng khoai tây mang lại cũng chưa tương xứng với công sức của người trồng.
Sản phẩm khoai tây sấy của Công ty TNHH Minh Dương được sản xuất bằng công nghệ sấy chân không hiện đại.
Nhằm giúp bà con tháo gỡ khó khăn, năm 2014, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (thuộc Sở KH&CN Nam Định) cùng Trung tâm Giống cây trồng (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và nhân giống thành công 2 giống khoai tây Solara, Diamant nguyên chủng trong môi trường khí canh.
Hai giống khoai này có khả năng chịu được môi trường nóng, ít sâu bệnh, thích nghi với điều kiện khí hậu miền Bắc. Quy trình từ gieo trồng tới thu hoạch khép kín nên hầu như người trồng đã giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật, nước, phân bón... Đến kỳ thu hoạch, giống khoai mới cho năng KHCNNNsuất cao và ổn định, củ có ruột vàng, mẫu mã đẹp, kích thước lớn... Thành công từ thử nghiệm này giúp tỉnh Nam Định chủ động được nguồn khoai tây giống sạch bệnh và chuyển giao cho bà con canh tác.
Nhận thấy củ khoai tây địa phương đáp ứng được nhu cầu khoai thương phẩm, năm 2014, sau khi thành công với sản phẩm ngô nếp sấy, mít sấy, hạt điều…, Công ty TNHH Minh Dương (Minh Dương Foods, có trụ sở tại huyện Vụ Bản) tiếp tục đầu tư vào sản xuất sản phẩm khoai tây sấy.
Cẩn trọng từ khâu lựa chọn nguyên liệu, Minh Dương Foods đã liên kết với hợp tác xã Giao Phong (huyện Giao Thủy) - đơn vị thí điểm thành công trồng khoai tây vụ đông năm 2015 để thu mua khoai tây đầu vào. Những củ khoai tây đạt chuẩn kích cỡ, được đảm bảo canh tác theo quy trình sẽ được vận chuyển thẳng từ ruộng tới nhà máy.
Sau quá trình sơ chế, khoai tây được đem đi cấp đông và bảo quản ở nhiệt độ -2°C. Một phần trong số này trở thành thành khoai tây chưa thành phẩm, cung cấp cho các bếp ăn, nhà hàng. Phần còn lại được sử dụng để chế biến khoai tây sấy.
Nhờ áp dụng công nghệ sấy chân không (sấy thăng hoa) ở nhiệt độ dưới 100°C, khoai tây thành phẩm giữ được màu sắc, hương vị và độ ngon đặc trưng. Đây là công nghệ hiện đại đã được áp dụng trong lĩnh vực chế biến nông sản tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Hiện tại, công suất chế biến khoai tây sấy của nhà máy đạt trung bình 5 tấn một ngày và tiến tới nâng lên 18 tấn một ngày. Đây cũng sẽ là biện pháp hữu ích để giải quyết bài toán đầu ra cho một lượng lớn khoai tây địa phương.
Nhờ công nghệ nhân giống và công nghệ chế biến hiện đại, giờ đây, khoai tây Nam Định đã được nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh với nông sản cùng loại, góp phần mang lại nguồn lợi kinh tế cho bà con địa phương.
Nguồn: www.vista.gov.vn (Theo vnexpress.net)
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao (18/11/2024)
- Phân bón lá Nano - REM: kết hợp giữa công nghệ nano và nông nghiệp hữu cơ (12/11/2024)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất naringin và tinh dầu từ vỏ quả bưởi và xây dựng mô... (05/11/2024)
- Chọn tạo giống đậu xanh mới: Kháng bệnh khảm vàng và cho năng suất cao (30/10/2024)
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao (21/10/2024)
- Mô hình sản xuất lúa giống mới năng suất cao (15/10/2024)