Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 36337 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Kỹ thuật cải tạo ao, đầm nuôi (22/03/2016)
Sau một vụ nuôi thủy sản (tôm, cá), cũng như theo lịch thời vụ thả giống, bà con cần phải làm lại ao, đầm cho một vụ nuôi mới.
Sau vụ nuôi, do quá trình chăm sóc, lượng thức ăn dư thừa, chất thải và mầm bệnh lắng đọng tích tụ dưới đáy và bờ ao sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, gây bệnh cho đàn cá, tôm, dẫn đến thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản.
Vì vậy, để vụ nuôi 2016 đạt kết quả cao, cần lưu ý kỹ thuật cải tạo ao đầm như sau:
1. Chọn ao, đầm nuôi
- Ao, đầm nuôi có diện tích từ 500m2 trở lên, tốt nhất từ 1000 - 5000 m2.
- Ao, đầm nuôi gần nguồn nước ra vào, ao nuôi đảm bảo giữ được mực nước từ 1,2 - 1,5m.
- Ao, đầm nuôi cần thiết kế các cống cấp và thoát nước đặt so le, để duy trì mực nước và xử lý môi trường nuôi thuận lợi.
- Đối với đầm nuôi bắt buộc phải có ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.
- Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ, thoáng đãng không cớm rợp và đặc biệt xa khu công nghiệp, khu dân cư.
2. Cải tạo ao, đầm nuôi
* Đối với đầm nước lợ: Có hai hình thức cải tạo: Cải tạo khô và cải tạo ướt.
- Cải tạo khô: Đối với đầm nuôi tôm: tháo cạn nước phơi khô (nứt chân chim) sau đó dùng xe ủi về góc đầm và chuyển sang ao xử lý chất thải.
- Cải tạo ướt:
+ Đối với những ao không tháo được cạn nước, xử lý diệt các loại địch hại như cua ốc, côn trùng, cá tạp bằng cách dùng máy cào, máy bơm đẩy bùn thải ở đáy về góc ao rồi hút sang ao chứa bùn thải.
+ Nếu đầm nuôi đã có bệnh từ vụ nuôi trước, phải phơi đầm từ 1 - 2 tháng để tiêu diệt mầm bệnh rồi mới tiến hành nuôi.
+ Kiểm tra tu sửa lại cống cấp và thoát nước, đầm nén bờ ao đảm bảo không bị rò rỉ nước.
+ Sau khi dọn hết chất thải, cần cho nước vào đầm thau rửa, hòa tan phèn, để qua đêm, sau đó kiểm tra pH đạt yêu cầu rồi mới tiến hành bơm đi.
+ Bón vôi: dùng vôi bột rải khắp đáy và bờ đầm: đáy từ 7 - 10kg/100m2, tùy vào pH từng đầm nuôi mà tăng hoặc giảm lượng vôi bón. Sau đó, tiến hành phơi nắng tiếp 3 - 5 ngày. Vôi có tác dụng diệt địch hại như côn trùng, ốc, rêu xanh... cải thiện môi trường ao nuôi, tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút gây bệnh trong ao, làm tơi xốp đáy, thông thoáng khí thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ trong ao.
+ Rào lưới xung quanh đầm nuôi tránh các loại giáp xác, côn trùng truyền bệnh xâm nhập vào đầm nuôi.
+ Lấy nước vào đầm nuôi phải qua túi lọc tránh giáp xác. Nước phải được lấy từ ao lắng đã qua xử lý Clorin diệt tạp và diệt khuẩn.
* Đối với ao nuôi cá truyền thống:
- Tát cạn ao diệt hết cá tạp, vệ sinh xung quanh ao, tu sửa bờ ao đảm bảo chắc chắn.
- Vét lớp bùn thối dưới đáy ao chỉ để lại lượng bùn 15 - 20 cm.
- Dùng vôi bột lượng 7 - 10 kg/100m2 rắc đều đáy và xung quanh bờ ao, ao lâu năm cần tăng lượng vôi 10 - 15kg/100m2.
- Ao có bùn đen, thối cần tăng lượng vôi 20kg/100m2 sau đó dùng cào hoặc trang đảo bùn. Nếu có điều kiện thì phơi đáy ao 2 - 3 ngày.
- Đối với ao mới đào cần phải thau chua 1-2 lần rồi bón vôi, phơi khô, khi lấy nước vào cần kiểm tra pH 6,5 - 7,5 là đạt yêu cầu.
- Bón lót 30 - 50 kg phân chuồng/100m2 (lưu ý: phân chuồng đã được ủ kỹ với vôi bột 2-5%). Phân xanh 30 - 50kg/100m2.
- Lọc nước vào ao qua lưới potylen mắt dầy, mức nước đạt 1 -1,5m, sau 3 - 5 ngày nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc vỏ đỗ thì tiến hành thả giống.
- Trước khi thả giống cần kiểm tra các yếu tố môi trường đảm bảo tiêu chuẩn pH>7, Nhiệt độ > 200C.
Nguồn: Trung tâm KNKN Thái Bình
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)