Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 53592 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Kỹ thuật ghép cây mít sai quả (03/01/2020)
Mít là một trong những loài cây ăn quả khá phổ biến ở nước ta. Tại các tỉnh miền Đông Nam bộ mít được trồng thành các vùng chuyên canh với mục đích kinh doanh trên quy mô lớn. Ở miền Bắc chủ yếu trồng mít rải rác trong vườn nhà để lấy quả ăn chơi, nên ít được mọi người quan tâm chú ý đầu tư chăm sóc.
Trong một số năm gần đây các loại sản phẩm mít ngày càng có giá, nhất là có thị trường xuất khẩu. Vì thế, cây mít đã thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều chủ làm vườn. Kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật ghép cây mít là mối quan tâm hàng đầu của bà con để có được vườn mít cho năng suất cao.
Có 2 trong số nhiều kỹ thuật ghép cây Mít phổ biến hiện nay được cho là có tỷ lệ thành công cao hơn cả.
Kỹ thuật ghép mắt trên cây mít
Tiêu chuẩn cây ghép: bà con chọn gốc ghép phải là cây có từ 6 tháng cho đến trên 1 năm tuổi, cây ghép phải khỏe mạnh, không gẫy ngọn, không sâu bệnh.
Chuẩn bị gốc ghép: Bà con chọn hạt mít rừng hoặc hạt lấy từ các cây mọc tự nhiên hoang dại là tốt nhất. Chọn những quả to, chín tròn đều, bổ lấy hạt, bóc màng, ngâm trong nước sạch 3-4h, lấy ra rửa sạch nhớt gieo vào bầu (chú ý: bổ quả xử lý hạt gieo ngay không để dài ngày tỷ lệ cây mọc giảm).
Bà con chuẩn bị thêm bầu ươm gốc ghép bằng túi nilon, kích thước 20x10-15cm. Trong đó bà con chuẩn bị nguyên liệu làm bầu bao gồm: đất mùn trộn đều phân chuồng hoai, phân lân và thuốc trừ kiến, mối.
Tiếp đến, bà con đóng nguyên liệu đầy vào túi nilon, xếp bằng lên luống nơi thoáng mát, tốt nhất là mái che mưa nắng. Sau đó, bà con gieo hạt vào bầu, mỗi bầu một hạt, tưới nước đủ ẩm hàng ngày, sau gieo khoảng 1 tháng hạt đã mọc, chăm sóc khi cây có chiều cao 50-60 cm và vỏ tân gần gốc chuyển màu nâu, đường kính gốc đạt 1-1,5 cm có thể tiến hành ghép, nên chăm sóc tốt sau gieo hạt 6-7 tháng cây đã ghép được.
Yêu cầu mắt ghép: Mắt ghép, bà con phải lấy từ một cây mẹ khỏe mạnh, quả sai, to, tròn đều, cây ít sâu bệnh, hàng năm cho năng suất, chất lượng, sản lượng quả cao và ổn định.
Thời vụ ghép: bà con có thể ghép từ tháng 2 đến tháng 10, nhưng nên ghép vào mùa khô từ tháng 9 đến tháng 12, vì ghép vào mùa xuân cây nhiều nhựa tỷ lệ sống của cây ghép thấp.
Tiến hành ghép: Trên gốc ghép, bà con dùng dao ghép chuyên dụng, rạch 2 đường song song rộng 1,5-2,5cm, dài 2-3cm cách mặt bầu 15-20cm, cắt đường ngang phía dưới nối 2 đường song song tạo thành cửa sổ hình chữ U.
Trên cành ghép, bà con chọn 1 mầm ghép trên cành bánh tẻ trên 1 năm tuổi, mầm đã nổi u khỏe mạnh, không bầm dập, trầy xước, kích thước tương ứng với cửa sổ đã mở ra ở gốc ghép. Tách lấy mầm ghép, nhặt sạch sợi gỗ dính vào mắt ghép, đặt áp chặt mắt ghép vào cửa sổ ở gốc ghép, dùng nilon chuyên dụng quấn chặt mắt ghép với gốc ghép. Sau ghép 15-20 ngày mở dây kiểm tra, nếu mắt ghép còn tươi thì cắt bỏ ngọn gốc ghép cách điểm ghép 1,2-2cm. Nếu mắt ghép có màu nâu khô thì mắt ghép đã chết, tiến hành ghép lại (Cách ghép này tương tự như ghép táo), khi cây cao trên 20 cm có thể đem trồng được.
Kỹ thuật ghép áp trên cây mít
Kỹ thuật ghép áp được nhiều bà con nhận định đây là phương pháp ghép tốt nhất. Kỹ thuật ghép áp bà con cũng tiến hành làm bầu, chọn gốc ghép như phương pháp ghép mắt.
Khi gốc ghép đủ tuổi ghép, chọn cây mẹ có các tiêu chuẩn chất lượng định trước, bà con dùng đoạn cành ở ngọn, mọc đứng xiên ngoài tán có cùng kích cỡ, độ tuổi. Gốc ghép bà con nên trồng trong khay nhựa, chậu tre… kê sát cành ghép và gốc ghép, buộc chặt lại với nhau.
Sau ghép 2 tháng, bà con mở dây, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt rời phần ngọn của gốc mẹ, chăm sóc cây con trong bóng mát, cho đến khi cây phát triển đầy đủ, thì đem trồng.
Các lưu ý:
Mít là cây có nhiều nhựa, bà con trước khi ghép phải dùng khăn vải khô mềm thấm nhẹ cho sạch nhựa ở mầm ghép và cửa sổ gốc ghép. Gốc ghép trước khi ghép 2 tháng nên bón thúc kali để dễ bóc vỏ và nhanh liền sẹo.
Bà con có thể ghép cải tạo trên những cây lâu năm bằng cách: cưa bỏ phần thân ngọn, để gốc cách mặt đất 20-30cm, chăm sóc cho gốc cây bật mầm (3-4 mầm/ gốc). Bà con khi nào thấy mầm lớn bằng ngón tay trỏ, vỏ mầm chuyển sang màu nâu là có thể ghép được, cách ghép cũng tương tự như trên.
Nguồn: Nghenong.vn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)