Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 54169 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Kỹ thuật nuôi dê thịt nhốt chuồng (06/11/2019)
Thịt dê là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và hàm lượng đạm cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, việc nuôi dê hiện tại chủ yếu là thả rông, quy mô thường nhỏ lẻ và hiệu quả kinh tế không cao. Phương pháp nuôi dê nhốt chuồng giúp tiết kiệm diện tích, dễ quản lý và chăm sóc đàn dê. Đặc biệt dê tăng trọng nhanh mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Dê Bách Thảo.
1. Chọn giống
- Dê bản địa (dê cỏ)
Có màu lông pha tạp không thuần nhất, đa số màu nâu hoặc đen loang trắng, tai nhỏ, không cụp. Dê đực và dê cái đều có râu và sừng. Khả năng sinh trưởng chậm và tầm vóc nhỏ bé. Khối lượng trưởng thành: con cái từ 25 - 32 kg/con, con đực từ 35 - 27 kg/con.
- Dê Bách Thảo
Là giống dê cung cấp thịt và sữa nổi tiếng, dê Bách Thảo có tầm vóc to hơn so với dê bản địa. Khối lượng trưởng thành: con cái từ 40 - 45 kg/con, con đực từ 75 - 80 kg/con.
- Dê Nam Phi (còn gọi là dê Boer)
Dê Nam Phi có đặc điểm nổi bật là lớn nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các loại dê khác. Khi 15 tháng tuổi, dê cái đạt trọng lượng từ 30 - 40 kg/con, dê đực đạt 45 - 60 kg/con.
2. Làm chuồng nuôi
Chuồng trại để nuôi dê thịt hay nuôi dê sinh sản cũng cần chia làm 3 phần:
- Chuồng nuôi dê: Đảm bảo sạch sẽ, khô ráo và tránh được nắng nóng, ẩm thấp. Nền chuồng chăn nuôi dê có thể láng bằng xi măng, bằng phẳng để dễ dàng vệ sinh. Chuồng đặt theo hướng Đông Nam là thích hợp nhất, đảm bảo mùa đông ấm áp và mua hè mát mẻ.
- Lồng dê: Lồng hay còn gọi là cũi dê có thể được làm bằng tre hoặc gỗ tùy ý. Người nuôi có thể tận dụng những vật liệu sẵn có trong tự nhiên để làm lồng nhốt dê. Lồng nhốt dê có chân cao, cách đất ít nhất 50 cm, kích thước rộng từ 1,5 - 2 m.
- Sân chơi: Giúp dê đi lại, kích thích ăn nhiều. Sân chơi nên làm bằng đất, có hàng rào chắn xung quanh, không gian thoáng mát, không đọng nước ẩm thấp. Diện tích sân chơi thường rộng gấp 3 lần chuồng nuôi.
3. Thức ăn
- Thức ăn thô xanh: Dê là loài ăn tạp, nguồn thức ăn chính là cỏ và các loại lá cây. Dê có thể ăn các loại lá cây mà trâu, bò không ăn được. Nhưng dê không thích ăn các loại cỏ và lá cây bị ướt, nên khi chăn thường phải thả dê vào khoảng 9 - 10 giờ sáng. Ngoài chăn thả dê ở bãi thì nên cho dê ăn thêm cỏ ở chuồng 2 - 3 kg/con.
Có thể trồng một số cây họ đậu và một số giống cỏ làm thức ăn cho dê như:
+ Cỏ hòa thảo: Cỏ Voi, cỏ Lông Pa Ra...
+ Cây họ đậu: Keo dậu, điền thanh...
+ Các cây khác: Cây mía, cây sung...
- Thức ăn hỗn hợp: Gồm các loại cám gạo, ngô, bột sắn... tùy theo lứa tuổi, khả năng sinh sản và tiết sữa cho dê mà ăn từ 0,2 - 0,8 kg/con/ngày.
Có thể bổ sung một lượng muối ăn và khoáng đa vi lượng dưới dạng đã chế biến để sử dụng tùy thích. Tuyệt đối tránh thức ăn chua, hôi mốc, ướt. Hàng ngày cho dê ăn no, đủ chất dinh dưỡng. Nếu thiếu hụt khẩu phần, dê sinh trưởng kém, giảm thể trọng, giảm sản lượng sữa, sinh sản kém, đặc biệt dễ sinh bệnh.
Dê ăn ở độ cao nên cần treo máng thức ăn lên cao cách mặt đất 0,4 - 0,5 m, cây lá cho ăn thêm cũng nên treo cao để dê dễ ăn.
4. Một số lưu ý khi nuôi dê thịt
Dê thường gặp một số bệnh như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng hay viêm ruột..., do vậy cần tiêm ngừa cho dê. Khoảng 1 tháng dê con nên tách mẹ. Nhu cầu về lượng nước ở dê mỗi giai đoạn sẽ khác nhau, dê con từ khi sinh đến 2 tháng cần khoảng 0,5 lít/ngày, đến khi trưởng thành có thể cần đến 5 lít/ngày.
Nguồn: Tạp chí Người chăn nuôi
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)