Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 64687 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ (28/07/2014)
Giống Thanh long ruột đỏ hay còn được gọi là thanh long Nữ Hoàng có nguồn gốc từ Colombia. Đây là loại trái cây rất đẹp mắt đồng thời có lợi cho sức khoẻ. Thanh long ruột đỏ có các đặc tính hoàn toàn khác so với giống thanh long trắng thông thường ngoài thị trường hiện nay. Bên ngoài thanh long đỏ có vỏ cứng, màu đỏ đậm tươi sáng; bên trong ngoài màu đỏ như son, thành phần dinh dưỡng trong thanh long ruột đỏ cũng gấp đôi thanh long trắng.
1. Đặc điểm
Thanh long ruột đỏ thích ứng với nơi có nhiều ánh sáng. Dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ phù hợp từ 15 – 35oC. Nếu dưới nhiệt độ đó, cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được. Khi trồng cây, tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Là cây có tính chống hạn phù hợp với các loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính 20% , hạt cát 40% , hạt đất 40% sẽ giúp cho cây thanh long hấp thu dinh dưỡng, hàng tháng lượng mưa từ 50 – 100mm thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
* Thời vụ trồng:
Nếu chủ động được nước tưới, có thể trồng thanh long quanh năm, nhưng không nên trồng lúc mưa dầm vì cây chậm phát triển hoặc chết do nghẹt rễ.
* Làm đất và bón phân:
– Đối với đất bằng: Dùng 600 – 1000kg phân chuồng/mẫu và vôi bột thích ứng, cũng như các chất hữu cơ khác để cải tạo đất.
– Đối với đất dốc: Độ dốc dưới 15 độ phải cuốc rộng, phía trong thấp hơn phía ngoài 10 – 15cm để giữ nước chống xói mòn.
– Đối với đất đồi: Trên 15 độ trồng từng khóm khoảng cách giữa các khóm 2 x 2m.
Cần chú ý trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ, không phun vào cây và chung quanh bộ rễ. Khi cây được nửa năm thì rễ đã phủ toàn bộ mặt đất không sử dụng được thuốc diệt cỏ, nên cần che đậy để giảm cỏ mọc.
* Cách trồng và chăm sóc:
Trồng cây khoảng cách 2,5 x 2,5m , trồng sâu 5 – 10cm. Khi trồng, đào hố dựng cột (cột bằng xi măng hoặc gỗ), mỗi hố trồng từ 4 – 8 cây con chung quanh cột. Để cây thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao, phải che đậy cẩn thận để gìn giữ bộ rễ không để thương tổn do ánh nắng, do úng nước, gió bão... Đồng thời cắt xén những nhánh cây không có khả năng mọc mầm và ra quả ngắt bớt hoa và theo dõi tình hình hoa nở và kết quả, mỗi cành nên để 3 – 4 quả. Cần chống nóng với những cây con mới trồng. Hàng năm trước khi vào mùa đông, khi bón phân phải thêm kali chống rét cho cây, đồng thời che đậy để giữ độ ẩm v.v...
* Sâu bệnh hại cây thanh long
- Ruồi đục trái: là đối tượng làm thối và rụng quả. Phòng trừ: Vệ sinh, dọn cỏ, thu nhặt, tiêu hủy quả rụng. Đặt bẫy bả dẫn dụ ruồi trưởng thành. Hoặc có thể treo thuốc Vizubon trong vườn. Vận dụng phương pháp bao quả sau khi hoa thụ phấn được 3-4 ngày.
- Bọ xít: Chích hút trực tiếp gây tổn thương ở tai quả, vỏ quả, đọt cành non và là tác nhân gián tiếp cho các loại nấm bệnh và vi khuẩn khác xâm nhập gây hại. Phòng trừ: Vệ sinh vườn, phát dọn các nơi rậm rạp và không sử dụng các loại phân chuồng chưa ủ hoai. Có thể bắt bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt bọ trĩ trong danh mục cho phép.
- Bệnh thối đầu cành do nấm Alternaria sp làm cho cành phát triển kém, úa vàng và mềm thối. Phòng trừ: Cung cấp đủ nước cho cây, không tưới nước lúc nắng gắt, phải có hệ thống thoát nước. Cần tạo thông thoáng cho khu vườn, gom, tiêu hủy nhánh bị bệnh, cạo bỏ phần bị bệnh. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm đặc trị.
- Bệnh đốm nâu do nấm Gloesporium agaves: Bệnh xuất hiện trên thân và cành, tạo thành những đốm tròn như mắt cua, màu nâu. Các đốm nầy có thể thành phần rải rác hoặc tập kết thành các vệt dài. Phòng trừ: cắt bỏ, tiêu hủy cành bệnh phối hợp sử dụng các loại thuốc trừ nấm.
- Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp: Phòng trừ bằng cách tỉa bỏ cành lòa xòa để cành không tiếp xúc với đất và tỉa bỏ, tiêu hủy cành nhánh phát hiện bị bệnh. Sử dụng thuốc đặc trị phun lên hoa hoặc quả theo hướng dẫn tuy nhiên cần cắt bỏ phần nhụy đã héo rũ ở đỉnh quả.
- Bệnh đốm đồng tiền do nấm Bipolaris cactivora gây ra: Bệnh nảy sinh mạnh vào mùa mưa. Gây hại trên nụ, hoa và cả quả. Phòng trừ: Tránh để môi trường có độ ẩm quá cao và thiếu vệ sinh và có thể phối hợp bẻ cánh hoa thanh long sau khi thụ phấn 3-4 ngày; dùng thuốc phòng trị tương tự như thán thư.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)