Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 33730 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Màng sinh học giúp vi khuẩn Salmonella sống sót trong các điều kiện bất lợi (17/04/2013)
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học công nghệ Virginia đã cung cấp bằng chứng mới về các màng sinh học, đó là các vi khuẩn bám trên bề mặt tạo thành lớp bảo vệ, hoạt động nhờ sự tồn tại của vi khuẩn Salmonella gây bệnh ở người.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, mỗi năm ở Mỹ, cứ 6 người lại có một người bị ốm do ăn thực phẩm ô nhiễm với hơn 1 triệu trường hợp là do vi khuẩn Salmonella. Việc tìm ra yếu tố nào làm cho Salmonella chống lại các biện pháp kháng khuẩn có thể giúp hạn chế sự bùng phát bệnh.
Các nhà nghiên cứu liên kết với Viện khoa học sự sống Fralin, đã phát hiện ra rằng ngoài bảo vệ Salmonella khỏi bị tiêu diệt do nhiệt và các chất sát trùng như thuốc tẩy, các màng sinh học bảo vệ vi khuẩn trong những điều kiện cực kỳ khô và thêm một lần nữa khi vi khuẩn trong quá trình tiêu hóa bình thường.
Monica Ponder, PGS về khoa học và công nghệ thực phẩm thuộc Trường Nông nghiệp và khoa học sự sống cho biết: các màng sinh học là vấn đề ngày càng nan giải trong các nhà máy chế biến thực phẩm cung cấp một nguồn ô nhiễm tiềm tàng. Họ đã phát hiện ra Salmonella trong các màng sinh học sống sót trên các thực phẩm sấy khô lâu hơn nhiều so với trước đây mọi người thường nghĩ và vì chúng có nhiều khả năng gây bệnh.
Sự phát triển của Salmonella liên quan đến các thực phẩm sấy khô như lạc, ngũ cốc, gia vị, sữa bột và thức ăn gia súc đã gây ra 900 trường hợp bị nhiễm khuẩn trong 5 năm qua. Các thực phẩm này trước đây được xem là an toàn vì sản phẩm ở trạng thái khô ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Trong các điều kiện ẩm ướt, Salmonella phát triển và sinh sôi mạnh hơn. Nếu đưa vào môi trường khô ráo, chúng ngừng sinh sôi, nhưng lại kích hoạt các gen tạo màng sinh học, bảo vệ chúng khỏi môi trường bất lợi.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm khả năng phục hồi của màng sinh học Salmonella bằng cách sấy khô và lưu giữ trong sữa bột trong vòng 30 ngày. Màng sinh học này còn được thử nghiệm trong hệ thống tiêu hóa mô phỏng. Salmonella đã sống sót trong nơi lưu giữ thời gian dài với khối lượng lớn, nhưng màng sinh học Salmonella dễ phục hồi hơn các tế bào tự do được xử lý trong các điều kiện tương tự.
Phản ứng của vi khuẩn trước các điều kiện khô cũng có khả năng gây bệnh cao hơn. Các màng sinh học cho phép Salmonelle sống sót trong môi trường khắc nghiệt, axit của dạ dày, làm tăng khả năng di chuyển vào ruột, nơi việc lây nhiễm dẫn đến các triệu chứng liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
Nghiên cứu này sẽ giúp Cục thuốc và dược phẩm xây dựng các qui định nêu bật yêu cầu về điều kiện vệ sinh tốt hơn và các chiến lược mới để giảm sự hình thành màng sinh học trên thiết bị và giảm khả năng bùng phát bệnh khác.
Nguồn: www.vista.vn (N.P.D - Theo Science Daily)
- Hòn đảo Bắc Cực rộng 1,1 triệu m2 biến mất (18/11/2024)
- Tại sao Nevada sở hữu những mỏ lithium khổng lồ? (12/11/2024)
- Dòng sông khí quyển dịch chuyển về hai cực Trái Đất (05/11/2024)
- El Niño và La Niña đã xảy ra trong 250 triệu năm qua (30/10/2024)
- Phát hiện loài cóc răng mới chỉ có tại Việt Nam (21/10/2024)
- Bão mặt trời cực mạnh "tấn công" Trái Đất ngày 10/10 (15/10/2024)