Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2527
Tổng truy cập : 57,998

Tin KH & CN Hải Phòng

Mô hình xử lý rơm rạ cải thiện độ phì và cân bằng dinh dưỡng cho đất (18/07/2012)

Để khắc phục tình trạng nông dân đốt rơm rạ ngoài đồng sau khi thu hoạch, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng đã xây dựng mô hình xử lý rơm rạ để cải thiện độ phì và cân bằng dinh dưỡng cho đất, khuyến cáo nhân rộng ở tất cả các huyện. 

Hướng dẫn nông dân sử dụng chế phẩm sinh học phun cho rơm rạ

Theo tính toán, khi nông dân thu hoạch 1 kg thóc cũng đồng thời để lại môi trường từ 1 đến 1,2 kg rơm rạ khô. Nguồn rơm rạ này mang khá nhiều hàm lượng đạm ure, lân, kali và các chất vi trung lượng có ích, có thể tạo độ phì, độ tơi xốp và cân bằng dinh dưỡng cho đất. Chính vì vậy, cùng với việc sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nấm, làm chất đốt trong gia đình, ngành Nông nghiệp - PTNT khuyến cáo nông dân không nên đốt mà xử lý rơm rạ ngoài đồng ruộng để làm phân bón.

Do áp lực về thời vụ giữa vụ xuân và vụ mùa, để nguồn rơm rạ nhanh hoai mục, tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa mới cấy, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học làm hoai mục nhanh gốc rạ trên cánh đồng để đẩy nhanh tiến độ làm đất gieo cấy lúa mùa. Mô hình sử dụng 2 chế phẩm sinh học gồm chế phẩm vi nấm Trichorema và chế phẩm dinh dưỡng Amino Chelate để phun lên gốc rạ, sau đó đưa nước vào ruộng và dùng máy phay lồng vùi gốc rạ. Với phương pháp này, thay vì phải chờ tới 20 ngày như phương pháp làm đất thông thường thì chỉ sau khoảng 7 ngày, nguồn rơm rạ trong đất đã hoai mục và có thể đưa cây lúa xuống cấy. Phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trên đồng ruộng là phương pháp dễ làm, rút ngắn thời gian làm đất, tăng nguồn phân bón hữu cơ cho đồng ruộng./.

Nguồn: Báo Hải Phòng