Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 22159
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và sản xuất

Một số biện pháp kỹ thuật khôi phục sản xuất sau bão ở các tỉnh phía Bắc (10/08/2017)

          Ở Miền Bắc, vào mùa mưa, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây dài ngày bị ngập úng có khả năng bị thiệt hại. Nhằm khắc phục điều này, bà con cần lưu ý thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau:

1. Huy động tối đa mọi phương tiện để bơm cưỡng bức, kết hợp tháo nước nhanh để cứu lúa và hoa màu vùng bị ngập; ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập úng nặng, khó tiêu thoát nước.

2. Với những diện tích lúa có thể phục hồi, điều chỉnh mực nước tiêu thoát đảm bảo cây lúa không bị đổ rạp; tăng cường chăm sóc, sử dụng các loại phân bón kích thích ra rễ, phân bón lá thích hợp chứa dinh dưỡng trung, vi lượng... giúp cây phục hồi nhanh.

3. Đối với diện tích rau màu bị thiệt hại hoàn toàn, các địa phương tạm dừng xuống giống khi thời tiết còn chưa thuận lợi; đồng thời chuẩn bị hạt giống rau màu sẵn sàng để gieo trồng lại khi thời tiết thuận lợi, nhất là các loại rau ngắn ngày, đảm bảo không để tình trạng khan hiếm rau xảy ra.

Với ruộng ngập thời gian ngắn và cây rau còn nhỏ có khả năng phục hồi cần phun một số loại thuốc phòng trừ nấm hại; kết hợp chế phẩm KH, Pennac P, siêu lân,... liều lượng phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chăm sóc bổ sung, bón thêm phân khi thời tiết thuận lợi giúp cây nhanh phục hồi.

4. Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

a) Cây chuối

- Với những vườn chỉ bị rách lá, nghiêng cây/không bị gẫy thân:

+ Khai rãnh ở mặt luống để nước thoát nhanh, giúp rễ mau thông thoáng hơn; Dựng lại cây bị nghiêng, cắt tỉa lá bị gãy rách, vệ sinh đồng ruộng; khi đất đã se mặt, cần bón phân với liều lượng thích hợp để kích thích cây hồi phục, mọc rễ mới.

+ Cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu trâu...) để tăng cường khả năng hồi phục của cây.

-  Với những vườn bị gẫy thân chính:

+ Dọn và xử lý tàn dư cây gẫy đổ; chọn 1 - 2 chồi khỏe nhất trong khóm để chăm sóc thành cây thay thế cây chính đã bị gẫy đỗ;

+ Cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu trâu...) để tăng cường khả năng hồi phục của cây;

+ Khi đất se mặt có thể bón phân với liều lượng thích hợp để tạo điều kiện cây con sinh trưởng khỏe.

b) Cây nhãn và cây có múi

Thoát nước nhanh trong vườn, đặc biệt với những vườn đất thấp chuyển đổi từ đất lúa, giúp rễ mau thông thoáng. Cắt bỏ những cành gẫy, cành bị tổn thương nặng do gió bão. Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (sâu 5 - 10 cm) để phá váng khi đất đã se mặt, giúp đất được thông thoáng. Cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu trâu...) để tăng cường khả năng hồi phục của cây.

- Đối với cây nhãn sắp cho thu hoạch không nên bón phân. Việc chăm sóc sẽ thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để giúp cây nhanh phục hồi. Với những cây thu hoạch muộn, khi đất se mặt có thể bón phân với liều lượng: 0,1 - 0,2 kg ure + 0,1 - 0,2 kg kaliclorua/cây (tuỳ loại và tuổi cây) để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới.

- Đối với cây có múi: khi đất se mặt, bón phân với liều lượng: 0,1- 0,2 kg Ure + 0,1 - 0,2 kg Kaliclorua/cây (tuỳ loại và tuổi cây) để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới. Phun phòng bệnh loét bằng thuốc Boocđo 1 - 2%, bệnh chảy gôm bằng thuốc Ridomil MZ 72, liều lượng phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

c) Cây mía

Khẩn trương tiêu thoát nước nơi ngập úng, dựng lại cây, buộc giữ phần ngọn thành từng khóm 3-5 cây tạo thế đứng cho cây, vun cao gốc để hạn chế đổ, kết hợp với bón thúc ngay sau khi nước rút.

 

Nguồn: Cục trồng trọt