Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 13005
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Một số vắc xin phòng Covid-19 tiềm năng nhất (31/07/2020)

Trên thế giới đang diễn ra một cuộc chạy đua giữa các nước lớn trong nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất và đưa ra thị trường các loại vắc xin phòng Covid-19 tiềm năng nhất.

Vắc xin ChAdOx1 do Đại học Oxford và công ty Dược phẩm AstraZeneca phối hợp nghiên cứu, sản xuất.

Vắc xin ChAdOx1 do Đại học Oxford/AstraZeneca nghiên cứu cùng với công ty dược phẩm AstraZeneca. ChAdOx1 được sản xuất từ phiên bản yếu của adenovirus nhiễm vào tinh tinh. Các nhà nghiên cứu đã thay đổi gen virus này để nó không thể nhân lên trong cơ thể người và bổ sung gen vào bộ mã protein mà virus Covid-19 sử dụng để nhiễm vào tế bào con người. Về mặt lý thuyết, Vắc xin ChAdOx1 giúp cơ thể người nhận biết các tác nhân để khi người đó bị phơi nhiễm virus thì hệ miễn dịch có thể phá hủy virus. Hồi tháng 4/2020, các nhà nghiên cứu thử nghiệm vắc xin ChAdOx1 trên người, nó không gây tác dụng nguy hiểm nào cho người tham gia nhưng có một số tác dụng phụ nhẹ như đau cơ và ớn lạnh. Trong giai đoạn thử nghiệm tiếp theo ở Brazil, sẽ có tới 5.000 tình nguyện viên tham gia. Họ dự kiến thử nghiệm với thêm 10.500 người ở Anh và 30.000 người ở Mỹ. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ thông báo sẽ cấp cho AstraZeneca 1,2 tỷ USD để tăng tốc phát triển vắc xin ChAdOx1 và giúp công ty sản xuất ít nhất 300 triệu liều nếu vắc xin ChAdOx1 hiệu quả, an toàn.

Vắc xin PiCoVacc do công ty Sinovac Biotech trụ sở ở Bắc Kinh phát triển. Công ty này đã chứng minh vắc xin an toàn và hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng sớm và đang tuyển tình nguyện viên cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 8.870 người tham gia ở Brazil. PiCoVacc được làm từ phiên bản bất hoạt của virus SARS-CoV-2. Vắc xin bất hoạt là phiên bản chết của mầm bệnh gây ra bệnh, khác với vắc xin sống làm từ virus yếu đi của trường Oxford. Nó có thể tạo phản ứng miễn dịch kéo dài hơn nhưng rủi ro hơn cho người có hệ miễn dịch yếu hoặc có vấn đề sức khỏe. Sinovac bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 với 743 người khỏe mạnh hồi tháng 4 ở Giang Tô, Trung Quốc. Họ cho người tham gia tiêm hai liều vaccine và hai tuần sau thấy rằng vaccine không gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

Vắc xin mRNA-1273 do công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna và Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAD) phát triển. Đây là vắc xin đầu tiên được thử nghiệm trên người ở Mỹ. Nó dựa vào công nghệ chưa được áp dụng trong các loại vắc xin đã được cấp phép: sử dụng một phần vật liệu di truyền của RNA thông tin (mRNA). Chính phủ Mỹ hiện có kế hoạch chi tới 472 triệu đô la Mỹ cho khoản đầu tư 483 triệu đô la Mỹ đã được công bố trước đó, theo công ty công nghệ sinh học Moderna đã công bố. Moderna cho biết khoản đầu tư bổ sung đã được quyết định để "mở rộng" đáng kể thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba của một loại vắc xin với 30.000 người tham gia. Trong một thử nghiệm nhỏ, ban đầu, vắc xin thử nghiệm của Moderna đã tạo ra kháng thể coronavirus - giúp chống lại căn bệnh này - trong cơ thể của tất cả 45 người tham gia. Trong thử nghiệm mở rộng bắt đầu từ thứ Hai (27/7), một nửa trong số 30.000 người tham gia sẽ nhận được liều vắc-xin 100 microgam, phần còn lại sẽ được dùng giả dược. Moderna đã làm việc với các cơ quan y tế Mỹ, cho biết họ hy vọng có thể sản xuất 500 triệu liều mỗi năm - và có khả năng lên tới 1 tỷ - bắt đầu từ năm 2021.

Nguồn: P.A.T/vista.gov.vn

Ngày cập nhât: 30/7/2020

http://vista.gov.vn/news/cac-linh-vuc-khoa-hoc-va-cong-nghe/mot-so-vac-xin-phong-covid-19-tiem-nang-nhat-2788.html