Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 40253
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Muỗi ăn nhựa có thể đe dọa chuỗi thức ăn của động vật (04/10/2018)

Đó là kết luận nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Reading. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Biology Letters.

 

 

Rác nhựa nằm trên bãi biển Aegean gần Athens. Ảnh: MILOS BICANSKI/GETTY IMAGES.

 

Nhóm nghiên cứu đã cho 150 ấu trùng muỗi ăn hỗn hợp các hạt vi nhựa có kích thước khác nhau và thức ăn trong phòng thí nghiệm. Muỗi không thể phân hủy nhựa trong dạ dày của chúng. Sau đó, họ chọn ngẫu nhiên 15 cá thể muỗi để kiểm tra ở giai đoạn ấu trùng và một nhóm khác cũng gồm 15 cá thể muỗi trưởng thành có thể bay.

 

Trong mỗi con muỗi, các nhà khoa học đã phát hiện thấy vi nhựa, là mẩu nhựa nhỏ dưới 5 mm. Dù muỗi trưởng thành ngừng ăn vi nhựa, nhưng nhóm nghiên cứu vẫn tìm thấy trung bình 40 hạt vi nhựa ở muỗi trưởng thành.

 

Điều này có nghĩa là khi muỗi trưởng thành bị các động vật trên cạn ăn như chim, dơi hoặc nhện, những con vật đó cũng sẽ ăn nhựa bên trong cơ thể của muỗi - nhựa mà chúng không tiếp xúc.

 

"Đối với các động vật lớn hơn, nhựa có thể làm tắc ruột của chúng. Nhựa có thể chứa các hóa chất gây khó chịu bám vào bề mặt và sau đó khiến cho động vật phơi nhiễm các hóa chất có nồng độ cao hơn", GS. Amanda Callaghan, đồng tác giả nghiên cứu nói. Nhựa sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các động vật lớn đang ăn muỗi. Theo một nghiên cứu năm 2015 đăng trên tạp chí Science, hơn 8 triệu tấn nhựa đổ xuống biển mỗi năm 2015, khối lượng nhựa trong các sinh vật trên cạn có thể tăng lên.

 

Callaghan cho rằng muỗi không thể truyền vi nhựa vào cho người, giống như chúng có thể gây ra qua các vết cắn với các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, trừ phi nhựa nằm trong tuyến nước bọt trong miệng muỗi. Chưa có bằng chứng về sự xuất hiện của nhựa trong đầu của muỗi.

 

Nguồn: N.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 28/9/2018