Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 8436 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
NASA chi 1,5 tỉ USD đưa tàu vũ trụ đến Mặt trời (01/10/2017)
Tháng 6/2018, tàu thăm dò vũ trụ mang tên Parker Solar của NASA sẽ rời Trái đất, mang theo nhiệm vụ khám phá những bí mật của Mặt trời.
Tàu thăm dò có kích cỡ bằng một chiếc xe hơi nhỏ, sẽ bay vòng quanh Mặt trời ở khoảng cách 6 triệu km, nơi có sức nóng vào khoảng 1.300 độ C. Đây là lần đầu tiên một tàu thám hiểm tiến vào quầng Mặt trời.
Hình ảnh mô phỏng tàu thăm dò vũ trụ Parker Solar tiến gần đến Mặt trời - (Ảnh: NASA).
Dự kiến, Paker Solar sẽ bay quanh Mặt trời 24 vòng với vận tốc 692.000km/h. Sau mỗi vòng, Parker Solar lại tiến gần tâm Mặt trời hơn và truyền dữ liệu về cho các nhà khoa học từ khoảng cách 143 triệukm.
Dự kiến vào tháng 6/2018 Parker Solar sẽ rời khỏi Trái đất, đi về hướng sao Kim, bay vòng quanh hành tinh này bảy lần để lấy đà tiến vào quỹ đạo của Mặt trời. Theo kế hoạch, vào năm 2024 Parker Solar sẽ đến Mặt trời.
Ông Nicky Fox, khoa học gia trong dự án tàu Parker Solar, nói với Đài BBC: "Chúng tôi sẽ có thể đi vào gần Mặt trời, nơi vốn chứa nhiều bí mật làm đau đầu các thế hệ khoa học gia trong nhiều thập kỷ. Cuối cùng, chúng tôi có cơ hội thực hiện một dự án để giải mã các bí mật cho con người".
Được biết, quầng Mặt trời là nơi rất năng động của Mặt trời với nhiều gió mặt trời, lửa mặt trời... những điều ảnh hưởng thời tiết không gian và các điều kiện tự nhiên tại Trái đất.
Tàu thăm dò này được đặt tên theo Eugene Parker, nhà vật lý thiên văn đã tiên đoán sự tồn tại của gió mặt trời cách đây gần 60 năm. Hiện ông Eugene Parker là giáo sư danh dự tại Đại học Chicago. |
Nguồn: Khoahoc.tv
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)