Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2153
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Nam Cực mất đi khối lượng băng lớn nhất hơn 50 năm qua (07/10/2019)

Núi băng trôi vỡ ra tên là D28, có diện tích 1.636 km2, chỉ nhỏ hơn một chút so với đảo Skye của Scotland.

Hình ảnh vệ tinh trong các ngày 20 và 25-9 cho thấy tảng băng D28 đã rời khỏi thềm băng.

Thềm băng Amery ở Nam Cực vừa mất đi khối lượng băng lớn nhất trong hơn 50 năm qua. Núi băng trôi vỡ ra mang tên D28, có diện tích 1.636 km2, chỉ nhỏ hơn một chút so với đảo Skye của Scotland. Kích thước của núi băng đòi hỏi theo dõi thêm bởi nó có thể gây nguy hiểm cho tàu bè trong tương lai. Núi băng trôi này có thể mất vài năm để tách thành khối nhỏ và tan chảy hoàn toàn sau khi lìa khỏi thềm băng.

Vào đầu thập niên 1960, Amery từng tạo ra núi băng trôi lớn hơn, rộng 9.000 km2.

Amery là thềm băng lớn thứ 3 ở Nam Cực và là kênh thoát nước quan trọng phía đông lục địa. Thềm băng này là phần mở rộng trôi nổi của một số sông băng đổ từ đất liền ra biển.

Giáo sư Helen Amanda Fricker thuộc Viện Hải dương học Scripps tại Đại học California (Mỹ), giải thích rằng với kích cỡ dày khoảng 210 m và trọng lượng lên tới 315 tỉ tấn, thì đây là tảng băng khổng lồ.

Tuy nhiên, theo bà, việc hình thành tảng băng trên là một phần trong chu kỳ bình thường của các thềm băng, vốn đang mở rộng về 2 đầu cực.

Phía đông của Nam Cực, nơi tảng băng D28 vừa tách ra, hoàn toàn khác với phía tây của lục địa và Greenland, nơi đang nóng lên nhanh chóng do chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là yếu tố phân biệt quan trọng để không bị nhầm lẫn về khái niệm và quy chụp hiện tượng băng tách ra này là do biến đổi khí hậu gây ra.

Hai năm trước, tảng băng A68 lớn gấp 3 lần D28 cũng từng tách khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực, khiến giới khoa học không khỏi lo ngại nhưng theo Giáo sư Fricker thì đó cũng là một hiện tượng bình thường. Núi băng trôi này sẽ mất vài năm để nứt vỡ và tan chảy hoàn toàn.

Nguồn: BT/Báo Chính phủ

Cập nhật: 01/10/2019