Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 31004 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Ngăn chặn ung thư từ việc tiếp nhận các tác nhân kép của hệ thống miễn dịch (15/01/2019)
Các khối u ung thư đã “đánh lừa” các tế bào tủy xương (là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch) để “tiếp nhận” chúng giống như một phần tổn thương của cơ thể; trên thực tế là các khối u này “bắt” các tế bào tủy xương phải làm việc giúp cho chúng tăng trưởng và di căn (lan rộng).
Ảnh: Trung tâm y tế Đại học Rush
Mới đây, một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm y tế thuộc Trường Đại học Rush đã phát hiện ra một liệu pháp tiềm năng có thể phá hủy “sự tiếp nhận” cũng như chức năng bất thường của tế bào tủy xương này trong những con chuột thí nghiệm. Những phát hiện của nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Nature Communications mới đây.
Tế bào myeloid (tế bào tủy xương) là loại tế bào bạch cầu đảm nhiệm chức năng tiêu diệt những kẻ xâm lược như vi khuẩn và ung thư. Tuy nhiên, “trong trường hợp ung thư, các tế bào myeloid này thúc đẩy tăng trưởng khối u và ức chế hoạt động của các tế bào T”, Vineet Gupta, giáo sư - tiến sĩ, phó chủ tịch về nghiên cứu và đổi mới thuộc Khoa nội - Trường Đại học Y Rush nói.
Các tế bào myeloid “tiếp nhận” ung thư, ngăn chặn những tế bào có lợi
Nhóm nghiên cứu tập trung chính vào integrins, một loại protein là các thụ thể tế bào và có chức năng điều chỉnh một số tiến trình sinh học. Cụ thể, họ đã xem xét integrin CD11b, là protein biểu hiện trên các tế bào myeloid và thường hỗ trợ tế bào myeloid di chuyển tiếp cận các vật thể lạ và chống lại bệnh tật.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng CD11b thúc đẩy quá trình phát triển của các tế bào myeloid thành đại thực bào M1, có chức năng ức chế sự phát triển của khối u. Tuy nhiên, các khối u thường ngăn chặn hoạt động của CD11b dẫn đến các tế bào tủy xương phát triển thành một loại tế bào khác có tên là đại thực bào M2. Đại thực bào M2 này lại là những tế bào “ức chế” các tế bào T, là những tế bào quan trọng trong việc chống lại bệnh tật và đặc biệt M2 cũng tiết ra các yếu tố tăng trưởng và thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới cho phép ung thư phát triển và di căn.
Gupta cho biết, các nghiên cứu trước đây các nhà khoa học đã nỗ lực phát triển các chất có thể kích hoạt các tế bào T để kiểm soát sự phát triển của khối u tuy nhiên phương pháp này (còn được gọi là liệu pháp miễn dịch) không mang đến một phương pháp điều trị ung thư phổ quát.
CD11b rất quan trọng trong việc điều chỉnh các tế bào tủy
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã khám phá cách thức có thể làm thay đổi hoạt động của CD11b. Họ đã phát triển được một liệu pháp có thể tăng cường chức năng của CD11b để thúc đẩy tế bào M1 của tế bào tủy xương chống lại bệnh, giúp tạo ra một môi trường vi mô tại vị trí khối u nơi các tế bào T có thể xâm nhập và tấn công ung thư.
Nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình chuột biến đổi gen. Thí nghiệm trên những con chuột bình thường thiếu hụt CD11b. Kết quả cho thấy các khối u cấy ghép có sự phát triển lớn hơn nhiều ở những con chuột này so với các khối u ở chuột hoang dã (bình thường). Như vậy, CD11b đã kìm hãm sự phát triển của khối u. Họ cũng nhận thấy CD11b đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân cực của các tế bào myeloid thành các đại thực bào M1 hoặc M2. Khi không có CD11b, hầu hết các tế bào sẹo lồi trong khối u là loại M2, là những đại thực bào giúp khối u phát triển và lan rộng.
Tăng cường hoạt động CD11b giúp giảm sự phát triển của khối u
Trong một thí nghiệm khác, nhóm nghiên cứu đã sử dụng LA-1 để tăng cường hoạt động của CD11b vượt quá mức bình thường ở chuột hoang dã (bình thường) và phát hiện ra rằng sự gia tăng này đã làm giảm đáng kể sự phát triển khối u ở chúng. Sau đó, để chắc chắn rằng sự can thiệp dược lý của họ là trực tiếp do tác động của LA-1 lên CD11b, họ đã tạo ra một con chuột có "đột biến điểm" (đột biến gen một phần trong chuỗi protein CD11b) và tạo ra một tình huống trong đó CD11b đã hoạt động liên tục (thường là không xảy ra) ở động vật biến đổi gen này. Kết quả là trong cả hai trường hợp này, các khối u co lại đáng kể. Điều này cho thấy kích hoạt CD11b được xem như là một mục tiêu mới cho liệu pháp miễn dịch ung thư.
Trong nghiên cứu này, LA-1 cho thấy rất nhiều hứa hẹn, mặc dù, Gupta nói rằng sẽ phải mất nhiều năm trước khi một phương pháp điều trị dựa trên phân tử này sẵn sàng áp dụng cho bệnh nhân. Kết quả rất đáng khích lệ và sẽ tiếp tục thúc đẩy nhóm nghiên cứu tìm hướng tới việc phát triển các phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 14/01/2019
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)