Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 1417 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học nông nghiệp
Nghiên cứu sản xuất phân bón NPK một hạt sử dụng cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật tạo hạt dạng tháp cao phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững (10/07/2024)
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng, khi diện tích đất canh tác không thể mở rộng, giải pháp duy nhất là sử dụng phân bón để tăng sản lượng. Có thể thấy rằng, năng suất của các loại cây trồng như lúa, ngô, cà phê và chè thay đổi rất lớn trong thời điểm hiện tại so với các năm trước đây. Để đảm bảo được năng suất cây trồng được ổn định, việc cung cấp cho cây trồng đầy đủ các nguyên tố dinh dinh dưỡng thiết yếu với liều lượng đúng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng loại cây trồng, từng loại đất, từng mùa vụ là điều vô cùng quan trọng. nhiều thí nghiệm cho thấy khi bón kết hợp ure và SA làm tăng năng suất cà phê lên 16%, bón Supe-Tecmo (phối hợp giữa SSP-FMP) làm tăng năng suất lúa lên 5,8% so với bón SSP và 9,2% so với bón FMP riêng lẽ. Do vậy việc luôn bổ sung các loại phân có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bao giờ cũng cho hiệu quả cao nhất. Việc hình thành các loại phân bón chuyên dùng NPK giúp giải quyết được sự mất cân đối trong dinh dưỡng của cây trồng.
Nhằm sản xuất được phân bón NPK một hạt chất lượng cao sử dụng cho một số cây trồng bằng kỹ thuật tạo hạt dạng tháp cao theo quy mô công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững; làm chủ được công nghệ sản xuất phân bón NPK một hạt bằng kỹ thuật tạo hạt dạng tháp cao; thiết kế, chế tạo được dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất phân bón NPK một hạt bằng kỹ thuật tạo hạt dạng tháp cao ở quy mô công nghiệp với mức độ tự động hóa hoàn toàn, công suất 60.000 tấn/năm; sản xuất và thử nghiệm áp dụng phân bón NPK 30.10.10 và 20.10.10 cho lúa, cà phê, lạc, mía, sắn, hồ tiêu, điều, KS. Lê Ngọc Trinh cùng các cộng sự tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Hoàng Long Vina (UBND tỉnh Phú Yên) đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu sản xuất phân bón NPK một hạt sử dụng cho một số cây trồng bằng kỹ thuật tạo hạt dạng tháp cao phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững".
Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đưa ra một số kết luận chính như sau:
- Đã làm chủ được công nghệ sản xuất phân bón NPK một hạt bằng kỹ thuật tạo hạt dạng tháp cao.
- Đã thiết kế, chế tạo thành công dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất phân bón NPK một hạt bằng kỹ thuật tạo hạt dạng tháp cao ở quy mô công nghiệp với mức độ tự động hóa hoàn toàn, công suất 60.000 tấn/năm.
- Đã tiến hành sản xuất 10.000 tấn phân NPK và thử nghiệm áp dụng phân bón NPK 30-10-10, 20-10-10, 20-16-8, 22-12-8, 20-20-15, 20-10-15 cho lúa, cà phê, lạc, mía, sắn, hồ tiêu, điều thành công, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đã tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành nhà máy; đội ngũ cán bộ tham gia đánh giá chất lượng và đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Quy trình sản xuất phân bón NPK dạng 01 hạt bằng công nghệ đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Đề tài mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, đáp ứng yêu cầu và mong mỏi của bà con nông dân trong và ngoài tỉnh
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19872/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
P.T.T (NASATI)
Ngày cập nhật: 09/07/2024
https://www.vista.gov.vn/vi/news/ket-qua-nghien-cuu-trien-khai/nghien-cu-u-sa-n-xua-t-phan-bo-n-npk-mo-t-ha-t-su-du-ng-cho-mo-t-so-loa-i-cay-tro-ng-ba-ng-ky-thua-t-ta-o-ha-t-da-ng-tha-p-cao-phu-c-vu-pha-t-trie-n-nong-nghie-p-be-n-vu-ng-8975.html
- Nông dân làm máy tách vỏ quả sachi năng suất 600 kg mỗi giờ (06/09/2024)
- Cung cấp 1.000 bồ câu thịt mỗi tháng, lãi 300 triệu đồng/năm (27/08/2024)
- Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số (20/08/2024)
- Lai tạo giống mướp hương năng suất cao (23/07/2024)
- Nhân giống và canh tác sâm cau nuôi cấy mô (27/06/2024)