Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 1485 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Hải Phòng
Nghiên cứu chế tạo hạt vật liệu micro hợp kim Crôm-Niken ứng dụng phun phủ phục hồi các chi tiết chịu mài mòn (13/08/2024)
TS. Nguyễn Tiến Dũng cùng các cộng sự thuộc Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam vừa hoàn thành báo cáo kết quả thực hiện đề tài Nghiên cứu chế tạo hạt vật liệu micro hợp kim Crôm-Niken ứng dụng phun phủ phục hồi các chi tiết chịu mài mòn tại Sở KH&CN Hải Phòng chiều 12/8/2024.
Bên cạnh những nghiên cứu tổng quan về các phương pháp gia công hạt kim loại đặc và hạt kim loại rỗng, phương pháp phục hồi chi tiết mài mòn, đặc biệt là phương pháp phun phủ, đề tài cũng đánh giá thực trạng và xác định các nguyên nhân gây mài mòn trong động cơ tàu thủy chủ yếu do ma sát, biến dạng phá hủy, ăn mòn, xói mòn và xâm thực. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất 02 phương pháp chế tạo hạt vật liệu hợp kim Crôm-Niken bằng máy gia công tia lửa điện và máy gia công tia lửa điện kết hợp âm, nghiên cứu phân tích quá trình hình thành hạt vật liệu micro hợp kim Crôm-Niken và xây dựng quy trình chế tạo hạt vật liệu micro Crôm-Niken bằng 02 phương pháp trên.
Quang cảnh Hội nghị tư vấn đánh giá kết quả thực hiện đề tài.
Trong quá trình chế tạo hạt vật liệu micro Crôm-Niken, đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ gia công tới kích thước hạt vật liệu bằng máy gia công tia lửa điện và máy gia công tia lửa điện kết hợp âm. Để đảm bảo độ hạt vật liệu nhỏ hơn 100µm và năng suất gia công cao; với máy gia công tia lửa điện, nghiên cứu sử dụng cường độ dòng điện 45A, độ kéo dài xung máy phát 300µs, điện áp phóng điện 9V và dung dịch gia công là dầu hỏa; với máy gia công tia lửa điện kết hợp âm, nghiên cứu sử dụng cường độ dòng điện 9A, độ kéo dài xung máy phát 120µs, điện áp phóng điện 90V, tần số sóng siêu âm 28KHz, công suất sóng siêu âm 600W và dung dịch gia công là dầu gia công tia lửa điện.
Nghiên cứu cũng xây dựng được quy trình phun phủ hạt vật liệu micro hợp kim Crôm-Niken gồm các công đoạn: chuẩn bị trước khi phun (làm sạch, tạo độ nhấp nhô bề mặt); phun phủ chi tiết; xử lý nhiệt lớp phun phủ; gia công cơ khí sau khi phun (tiện lớp phun, mài lớp phun phủ). Đồng thời thực nghiệm phun phủ phục hồi 02 chi tiết gồm trục khuỷu và xupap của động cơ tàu thủy cho kết quả đạt yêu cầu về độ bám dính, độ cứng và độ mài mòn.
Theo nhận xét của Hội đồng tư vấn, đánh giá kết quả thực hiện đề tài, kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế với chi phí phục hồi 01 chi tiết máy trong đề tài thấp hơn phương pháp hàn đắp thông thường. Đề tài có khả năng áp dụng và nhân rộng với nhiều chi tiết máy khác, tuy nhiên nghiên cứu cần bổ sung các thông tin về: phương pháp thử và tiêu chuẩn về độ bám dính, độ cứng và độ mài mòn với các mẫu thử nghiệm; phân tích thành phần hạt vật liệu của hợp kim chế tạo…
Mộc Trà (Sở KH&CN Hải Phòng)
- Làm việc với Viện Ứng dụng công nghệ (06/09/2024)
- Điểm tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số - cung cấp, dịch vụ miễn phí cho người dân, doanh... (06/09/2024)
- PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được tôn vinh trí thức... (05/09/2024)
- Đào tạo nhân lực lĩnh vực vi mạch - bán dẫn, điện, điện tử (29/08/2024)
- Sở Khoa học và Công nghệ: Duy trì, cải thiện cải cách hành chính, hài lòng của người... (28/08/2024)
- Lễ trao Giấy chứng nhận cho các học viên hoàn thành “khóa đào tạo kiến thức về Hệ... (23/08/2024)