Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 28091 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học nông nghiệp
Nghiên cứu chế tạo vắc-xin tái tổ hợp phòng hai bệnh phù đầu và phó thương hàn lợn (19/08/2016)
Năm 2015, nhóm nghiên cứu do TS. Vũ Khắc Hùng, Phân viện Thú y miền Trung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu chế tạo thành công vắc-xin tái tổ hợp phòng hai bệnh phù đầu và phó thương hàn lợn. Các kết quả nghiên cứu sẽ bổ xung nguồn tư liệu quý giá cho việc xây dựng quy trình sản xuất vắc xin tái tổ hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin có giá thành rẻ của thị trường,an toàn và hiệu quả cao.
Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: Tạo chủng vắc-xin Salmonella Cholera suis nhược độc có 2 gen crp và asd bị đột biến làm chủng biến nạp. Tạo chủng vắc-xin Salmonella Cholera suis nhược độc có 2 gen bị đột biến làm tế bào chủ mang plasmid tái tổ hợp đã được dòng hóa hai kháng nguyên của vi khuẩn E. coli. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vắc-xin (quy trình sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản và sử dụng vắc-xin).
Qua quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã tạo thành công chủng vắc-xin Salmonella Choleraesuis có 2 gen crp và asd đột biến mang plasmid tái tổ hợp chứa kháng nguyên ngoại lai stx2e và F18ab. Chủng vắc-xin mang plasmid tái tổ hợp được dòng hóa kháng nguyên ngoại lai không thay đổi hình thái khuẩn lạc, kích thước, tốc độ sinh trưởng, các đặc tính sinh hóa so với chủng Salmonella Choleraesuis có 2 gen crp, asd đột biến; Có khả năng tổng hợp kháng nguyên tái tổ hợp FedF-Stx2e; Độc lực của chủng giảm đi nhiều so với chủng gốc khi xác định trên chuột nhắt trắng.
Chủng vi khuẩn Salmonella Choleraesuis có 2 gen crp và asd đột biến mang plasmid tái tổ hợp mang kháng nguyên ngoại lai stx2e và fedF rất ổn định và đủ chất lượng để sử dụng làm chủng vắc-xin.
Sản xuất thử nghiệm được 5 lô vắc-xin đảm bảo các yêu cầu tái tổ hợp dưới dạng đông khô, quy trình cơ sở sản xuất vắc-xin tái tổ hợp dạng đông khô, quy trình cơ sở kiểm nghiệm vắc-xin tái tổ hợp, quy trình bảo quản vắc-xin và tiêu chuẩn cơ sở vắc-xin: tiêu chuẩn thuần khiết, an toàn, hiệu lực, dạng đóng gói, nhiệt độ bảo quản.
Vắc-xin đạt yêu cầu về an toàn và hiệu lực khi thử nghiệm trên thực địa: trong số 334 con lợn được tiêm vắc-xin, không có con nào bị ốm chết nghi do phó thương hàn, trong đó ở những đàn không được tiêm vắc-xin 44/651 con bị ốm nghi bệnh phó thương hàn (31 con) và phù đầu lợn (11 con). Trong số 31 con ốm nghi bệnh phó thương hàn có 2 con chết do không được điều trị kịp thời. Như vậy, khi tiêm vắc-xin tái tổ hợp trên diện hẹp, lợn sau khi tiêm vắc-xin với thành phần kháng nguyên Salmonella và E.colo đều có tác dụng bảo hộ, đạt tiêu chuẩn cơ sở.
Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại vắc-xin phòng bệnh phó thương hàn lớn đó là và vắc-xin nhược độc. Vắc-xin vô hoạt là vắc-xin được sản xuất dưới dạng nước có bổ xung các chất bổ trợ làm tăng cường và kéo dài khả năng miễn dịch. Vắc-xin nhược độc được sản xuất dưới dạng đông khô kết hợp với Pasteurella Mutocida nhược độc phòng 2 bệnh phó thương hàn và tụ huyết trùng lợn. Ưu điểm của vắc-xin kép nhược động dạng đông khô là an toàn, hiệu lựu cao, giá thành hạ. Đối với bệnh phủ đầu trên lợn do E.coli gây ra, hiện nay có một số số cơ sở sản xuất vắc-xin phòng bệnh phù đầu ở dạng bacterin. Đến nay vẫn chưa có vắcxin tái tổ hợp phòng hai bệnh trên. Để phòng hai bệnh trên cần phải tiêm hai mũi vắc-xin khác nhau, gây stress lớn cho lợn, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của lợn. Do đó, việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để nghiên cứu chế tạo vắc-xin tái tổ hợp đa giá chất lượng cao, giá thành hạ với một lần tiêm có thể phòng được nhiều bệnh sẽ góp phần hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra. Các gen kháng nguyên phòng bệnh phù đầu lợn được lấy từ các chủng phân lập tại Việt Nam nên hiệu lực của vắc-xin sẽ cao hơn so với nhập ngoại, do đó có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10888) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Nguồn: www.vista.gov.vn
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao (18/11/2024)
- Phân bón lá Nano - REM: kết hợp giữa công nghệ nano và nông nghiệp hữu cơ (12/11/2024)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất naringin và tinh dầu từ vỏ quả bưởi và xây dựng mô... (05/11/2024)
- Chọn tạo giống đậu xanh mới: Kháng bệnh khảm vàng và cho năng suất cao (30/10/2024)
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao (21/10/2024)
- Mô hình sản xuất lúa giống mới năng suất cao (15/10/2024)