Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 58322
Tổng truy cập : 57,998

Tin KH & CN Hải Phòng

Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khảo cổ phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng (23/02/2023)

Hải Phòng là địa phương có bề dày lịch sử, văn hoá. Hiện nay, thành phố đang lưu giữ nhiều di tích khảo cổ mang tầm quốc gia, thế giới, trải dài suốt tiến trình lịch sử từ thời kỳ đồ đá đến thời phong kiến. Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy các di tích khảo cổ còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức. Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Đoàn Trường Sơn làm chủ nhiệm đề xuất đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khảo cổ phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Đề tài được Hội đồng tư vấn phê duyệt thuyết minh sáng 22/02/2023 tại Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN). TS Trần Quang Tuấn, Giám đốc Sở KH&CN là Chủ tịch Hội đồng.

Quang cảnh Hội nghị tư vấn phê duyệt thuyết minh đề tài.

Nhằm hiện thực hoá những mục tiêu trên, Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất 03 nội dung nghiên cứu gồm: Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ; Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khảo cổ ở thành phố Hải Phòng; Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di tích khảo cổ ở thành phố Hải Phòng.

Ban chủ nhiệm đề tài dự kiến tiến hành nghiên cứu tại 6 di tích khảo cổ: Di tích Cái Bèo và 49 điểm trên đảo Cát Bà (thuộc thời đồ đá cũ, có niên đại cách đây 7000 - 3500 năm); Di tích Tràng Kênh và nhiều di tích liên quan thuộc huyện Thuỷ Nguyên (thuộc thời hậu kỳ đá mới, sơ kỳ đồ đồng có niên đại cách đây 3500 - 3000 năm); Di tích Việt Khê, huyện Thuỷ Nguyên (thuộc thời kỳ đồ đồng có niên đại cách đây 3000 - 2500 năm); Di tích núi Voi, huyện An Lão (thuộc thời kỳ đồ sắt có niên đại cách đây 2500 - 2000 năm); Di tích tháp Tường Long, quận Đồ Sơn (1057) và Di tích bãi cọc Cao Quỳ, huyện Thuỷ Nguyên (1288).

Sau khi nghe báo cáo thuyết minh và qua trao đổi, thảo luận, phân tích, lấy ý kiến chuyên gia, Hội đồng đề nghị nhóm nghiên cứu chỉnh sửa thuyết minh trên cơ sở: Xác định lại tên đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khảo cổ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”; bổ sung, cập nhật thêm những văn bản mới nhất cho phần căn cứ pháp lý; sắp xếp lại các di tích khảo cổ theo tiến trình lịch sử để người đọc dễ khái quát, hình dung; bổ sung thêm khái niệm "phát huy"; xác định lại đối tượng nghiên cứu; thống nhất tên các di tích trong danh mục được thành phố phê duyệt và tên di tích trong đề tài; căn cứ để xác định công trình là di tích khảo cổ; nhận diện, làm rõ giá trị của các di tích khảo cổ để làm căn cứ cho các giải pháp bảo tồn; đánh giá lại hiện trạng bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích; làm rõ kết quả và ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra bài học và đề xuất giải pháp; cụ thể hoá các giải pháp đưa ra; cân nhắc giữa việc lập mẫu phiếu điều tra với việc kiểm kê di tích; làm rõ đơn vị quản lý, thực hiện sau khi đề tài được nghiệm thu./.

Chiêu Minh