Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 15269
Tổng truy cập : 57,998

Tin KH & CN Hải Phòng

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030 (21/04/2025)

Đây là tên đề tài nghiên cứu khoa học do Trường Chính trị Tô Hiệu chủ trì thực hiện, xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) đối với cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp và thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT của Trường Chính trị Tô Hiệu, Trung tâm Chính trị các quận, huyện và Đảng ủy Khối doanh nghiệp thành phố đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp tại Hải Phòng hiện nay. Đề tài do TS. Nguyễn Đình Hoàng làm chủ nhiệm; được tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện chiều 18/4/2025 tại Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng.

A group of people sitting at a table

AI-generated content may be incorrect.

Quang cảnh hội nghị tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài.

Bên cạnh tổng quan vấn đề nghiên cứu, nhóm tác giả đề tài đánh giá thực trạng cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp đã được và chưa được đào tạo, bồi dưỡng LLCT; kết quả đào tạo, bồi dưỡng LLCT giai đoạn 2017-2024 được thể hiện trên các phương diện: cơ chế, chính sách; nhận thức, sự quan tâm, chỉ đạo; việc phối hợp; sự phù hợp giữa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng LLCT với đối tượng; sự phù hợp giữa phương pháp, hình thức dạy và học với nội dung chương trình và người học; nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên; công tác quản lý học viên, kiểm tra và quản lý chất lượng; thái độ, ý thức, trách nhiệm và mức độ tích cực, chủ động; điều kiện cơ sở vật chất. Từ đó, nghiên cứu dự báo tình hình đào tạo, bồi dưỡng LLCT đối với cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng sẽ tăng trong thời gian tới. Nghiên cứu cũng xác định những yêu cầu đặt ra đối với công tác này như: cần xuất phát từ tính đặc thù của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp; cần thực hiện chuyển đổi số; bổ sung, cập nhật nội dung gắn với vấn đề thực tiễn; đổi mới phương pháp, đa dạng hình thức; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nghiên cứu cũng đề xuất 9 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT đối với cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030 gồm: Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng LLCT đối với cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT đối với cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp; Nâng cao nhận thức, sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong việc đào tạo, bồi dưỡng LLCT đối với cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp; Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng LLCT đối với cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp; Đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học LLCT; Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng LLCT; Nâng cao chất lượng công tác quản lý học viên, kiểm tra và quản lý chất lượng dạy và học; Nâng cao thái độ, ý thức, trách nhiệm và mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên trong quá trình học tập đào tạo, bồi dưỡng LLCT; Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT.

Với kết quả nghiên cứu trên, Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài đồng ý nghiệm sau khi Ban chủ nhiệm nhiệm vụ chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung như: bổ sung khảo sát với đối tượng là lãnh đạo doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước; làm rõ đối tượng đào tạo là công dân Việt Nam; bổ sung các tài liệu trích dẫn…

Mộc Hương