Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 23879 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Hải Phòng
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất lúa Vĩnh Hòa và Hồng Hương tại Hải Phòng (23/08/2023)
TS Trần Nam Trung - Viện trưởng Viện Sinh Nông, trường Đại học Hải Phòng vừa hoàn thành đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất lúa Vĩnh Hòa (VH1) và Hồng Hương (ĐT128) tại Hải Phòng” nhằm nghiên cứu về thời vụ gieo trồng, kỹ thuật bón phân, mật độ cấy, phương thức gieo cấy, kỹ thuật phòng trừ dịch hại... từ đó xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất lúa VH1, ĐT128 theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với điều kiện Hải Phòng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu đề tài chiều 18/8/2023.
Quang cảnh Hội đồng Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu.
Trên cơ sở tổng hợp đầy đủ các tài liệu, thông tin trong và ngoài nước, địa phương và các nghiên cứu có liên quan đến tình hình nghiên cứu, tình hình sản xuất, chất lượng lúa VH1, ĐT18; đồng thời khảo sát địa điểm triển khai thực hiện 16 thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo cấy, liều lượng phân bón, thời vụ cấy và phương thức cấy và cho kết quả tối ưu nhất, đó là:
Đối với giống VH1 cho vụ xuân cấy tay, mật độ 30 khóm/m2, khoảng cách 30 x12cm, 2-3 dảnh/khóm; cấy máy, mật độ 25 khóm/m2 khoảng cách 30 x11-13 cm, 1-2 dảnh/khóm. Vụ mùa cấy tay, mật độ 25 khóm/m2, khoảng cách 30 x13 cm, 2-3 dảnh/khóm; cấy bằng máy, mật độ 25 khóm/m2, khoảng cách 30 x11-13 cm, 1-2 dảnh/khóm. Đối với giống ĐT18, vụ xuân, cấy tay, mật độ 40 khóm/m2, khoảng cách 22-23 x 10 cm, 2-3 dảnh/khóm; cấy máy, mật độ 25khóm/m2, khoảng cách 30 x11-13 cm, 1-2 dảnh/khóm. Vụ mùa, đối với cấy tay, mật độ 35 khóm/m2, khoảng cách 23 x 10 cm -25 x 11cm, 2-3 dảnh/khóm; cấy máy, mật độ 25 khóm/m2, khoảng cách 30x11-13cm, 1-2 dảnh/khóm. Thời vụ thích hợp cho giống lúa VH1 và ĐT18 giống nhau: vụ xuân từ 01-10/2; vụ mùa từ 01-10/7.
Bên cạnh đó, đề tài đã đề xuất được 02 quy trình kỹ thuật sản xuất lúa VH1 và ĐT18 trong vụ xuân, vụ mùa theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với điều kiện Hải Phòng gồm các bước chọn giống, chăm sóc, phân bón, điều tiết nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
Hội đồng đánh giá cao kết quả thực hiện đề tài, tuy nhiên, theo các thành viên Hội đồng, nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung chủ yếu: Các tên công thức phải chuẩn chỉ cho đảm bảo tính khoa học; Rà soát sắp xếp lại các số liệu nghiên cứu; 02 quy trình đề xuất cần đúng theo quy định, ngắn gọn để làm cơ sở khuyến cáo, tuyên truyền; Bổ sung số liệu tại các biểu đồ; Bổ sung công tác điều tra phát hiện về sinh vật gây hại cây trồng và chỉ đạo phun trừ sâu bệnh (dịch hại lúa) theo danh mục thuốc bảo bệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam; Bổ sung quy trình VietGAP tại phụ lục 11 bước...
Sở Khoa học và Công nghệ sẽ trình Ủy ban nhân dân thành phố nghiệm thu sau khi Ban chủ nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu./.
Đức Anh
- Thư cảm ơn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (04/12/2024)
- Khai trương Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo Trường Đại học Quản lý... (02/12/2024)
- Khai trương Chương trình Hải Phòng - Cafe khởi nghiệp sáng tạo (30/11/2024)
- Khai trương Trung tâm nghiên cứu và khởi nghiệp sáng tạo (25/11/2024)
- Khánh thành Biểu tượng hữu nghị Việt Nam - Hà Lan tại Hải Phòng (28/11/2024)
- Bế mạc TECHFEST Việt Nam 2024 (28/11/2024)