Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 6239
Tổng truy cập : 57,998

Tin KH & CN Hải Phòng

Nghiên cứu luận cứ khoa học khai thác giá trị di sản văn hóa - lịch sử trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm phục vụ phát triển du lịch Hải Phòng (27/06/2018)

Đây là đề tài do TS Phạm Từ - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, Phó Tổng biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam cùng ThS Phạm Thị Sen Quỳnh - nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Hải Phòng thực hiện. Đề tài được Hội đồng khoa học thành phố tổ chức đánh giá ngày 26/6/2018. PGS.TS Đan Đức Hiệp - nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố chủ trì Hội nghị.

Thực tế cho thấy, tại Hải Phòng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị di sản văn hóa - lịch sử trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và vấn đề phát triển du lịch. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập về mối quan hệ giữa 2 vấn đề nêu trên. Để giải quyết mối tương quan đó, 3 vấn đề cốt lõi được đặt ra đối với đề tài là: nghiên cứu những luận cứ lý thuyết, luận cứ thực tiễn và đề xuất các giải pháp khai thácgiá trị di sản văn hóa - lịch sử trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm phục vụ phát triển du lịch Hải Phòng.

ThS Phạm Thị Sen Quỳnh báo cáo tại Hội nghị.

Theo đó, bên cạnh việc chỉ ra kinh nghiệm khai thác di sản văn hóa - lịch sử để phát triển du lịch ở một số quốc gia và địa phương, chủ trương của thành phố trong việc bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch và thực trạng khai thác các giá trị đó; đề tài đã đề xuất các nội dung, mô hình, phương thức và giải pháp khai thác. 2 nhóm nội dung được đề xuất khai thác là nhóm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. 3 mô hình khai thác phù hợp với thực tiễn gồm: nhà nước, tư nhân kinh doanh du lịch và mô hình hợp tác công - tư. Về phương thức khai thác gồm: khai thác sản phẩm, loại hình và không gian du lịch. Để triển khai các nội dung trên, nhóm tác giả đề xuất 8 nhóm giải pháp: (1) Đầu tư nâng cấp khu di tích lịch sử đền Trạng; (2) Đầu tư bổ sung các công trình, trang thiết bị; (3) Đẩy mạnh tiếp thị, xúc tiến quảng bá du lịch; (4) Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên; (5) Phát huy tài nguyên du lịch, bảo tồn giá trị di sản - văn hóa; (6) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý khu di tích; (7) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn phát huy giá trị di sản; (8) Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thị trường khách du lịch.

Đề tài nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của các nhà chuyên môn. Việc “gắn” 2 nội dung nghiên cứu khai thác giá trị di sản văn hóa - lịch sử trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và vấn đề phát triển du lịch sẽ mang đến một hướng chiến lược mới mẻ và độc đáo của thành phố trong thời gian tới.

Nguyễn Lưu