Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 35977 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Nghiên cứu mới giải thích về sự hình thành của hố va chạm hình tròn trên Mặt trăng (05/11/2016)
Ba vòng đá đồng tâm đánh dấu sự suy thoái lớn trên bề mặt của Mặt trăng, đó là hố va chạm nổi tiếng có tên là Mare Orientale. Nhưng vùng trũng này được hình thành ra sao, trong nhiều thập kỷ qua vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Cơ quan hàng không và vũ trụ NASA và trường Đại học Brown đã thu thập dữ liệu từ tàu vũ trụ GRAIL, lần đầu tiên xây dựng được một mô hình giải thích về sự hình thành của hố va chạm trên Mặt trăng cách đây 3,8 tỷ năm.
"Những tác động lớn như tác động tạo nên hố va chạm Mare Orientale, là các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi trên các lớp vỏ của hành tinh trong hệ mặt trời sơ khai", Brandon Johnson, nhà địa chất tại trường Đại học Brown và là trưởng của một trong hai nhóm nghiên cứu giải thích. "Nhờ có dữ liệu lớn do tàu vũ trụ GRAIL cung cấp, chúng tôi đã có ý tưởng rất hay về sự hình thành của các hố va chạm và chúng tôi có thể áp dụng kiến thức đó cho các hố va chạm lớn trên các hành tinh khác và Mặt trăng”.
Dữ liệu mới của tàu vũ trụ GRAIL đã cho phép các nhà khoa học nghiên cứu phần dưới bề mặt Mặt trăng và các cấu trúc dưới hố va chạm Mare Orientale. Trong hầu hết các vụ va chạm lớn, bề mặt Mặt trăng phục hồi trở lại sau cú sốc, xóa bỏ hố va chạm hình thành do tác động ban đầu. Đó là trường hợp của hố va chạm Mare Orientale. Nhưng, tàu vũ trụ GRAIL đã giúp các nhà khoa học phát hiện tác động ban đầu diễn ra ở dưới bề mặt của Mặt trăng và ước tính khối lượng đá được thổi ra ngoài do tác động ban đầu.
"Giờ đây, chúng tôi đã xác định những phần nào của lớp vỏ được loại bỏ, phần nào của lớp phủ và lớp sâu bên trong được đẩy lên, cũng như khối lượng vật chất phóng ra di chuyển và phân bố lại trên toàn bộ Mặt trăng", Jim Head, đồng tác giả nghiên cứu giải thích.
Dữ liệu còn cho phép các nhà khoa học lập mô hình mô phỏng tác động và sự phục hồi, tiết lộ sự hình thành của ba vòng đá. Lớp vỏ phục hồi nóng và dẻo, ban đầu chảy vào bên trong theo hướng va chạm. Khi đá chảy vào trong, nó đã tạo ra các vết nứt lớn và những vách đá tạo nên hai vòng ngoài. Vòng trong được hình thành khi vật liệu phục hồi nóng chảy chảy ra ngoài, tạo thành dạng hình tròn. "Đây là một quá trình diễn ra rất mạnh mẽ", ông Johnson nói. "Những vách đá dài vài km này và vòng tròn trung tâm đều hình thành do va chạm diễn ra trong vài phút".
Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng mô hình của họ để nghiên cứu sự hình thành của vòng tròn trên các hành tinh khác như sao Hỏa.
Nguồn: www.vista.gov.vn
- Hòn đảo Bắc Cực rộng 1,1 triệu m2 biến mất (18/11/2024)
- Tại sao Nevada sở hữu những mỏ lithium khổng lồ? (12/11/2024)
- Dòng sông khí quyển dịch chuyển về hai cực Trái Đất (05/11/2024)
- El Niño và La Niña đã xảy ra trong 250 triệu năm qua (30/10/2024)
- Phát hiện loài cóc răng mới chỉ có tại Việt Nam (21/10/2024)
- Bão mặt trời cực mạnh "tấn công" Trái Đất ngày 10/10 (15/10/2024)