Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 25680 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học nông nghiệp
Nghiên cứu nâng cao tốc độ sinh trưởng và sức sinh sản cá rô phi vằn (oreochromis niloticus) chọn giống trong điều kiện nước lợ mặn (11/11/2016)
Cá rô phi vằn (oreochromis niloticus) có khả năng thích nghi rộng rãi với môi trường nước ngọt, nước lợ, chúng được nuôi phổ biến trong cả môi trường nước ngọt, nước lợ. Ở Việt Nam cá rô phi được nuôi chủ yếu trong các ao, đầm nước ngọt với loài cá rô phi vằn là loài có khả năng chịu mặn kém so với các loài rô phi có giá trị kinh tế khác: rô phi đỏ, rô phi đen, rô phi xanh.
Nước ta có diện tích tiềm năng cho nuôi thủy sản nước lợ rất lớn, theo thống kê tổng diện tích nuôi nước lợ ở cả nước ước tính 626,9 nghìn ha. Việc phát triển giống cá rô phi nuôi nước lợ sẽ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi hạn chế dịch bệnh bằng nuôi luân canh, nuôi ghép với các đối tượng nước lợ khác góp phần khai thác hiệu quả diện tích tiềm năng vốn có tại các vùng ven biển.
Đề tài “Nghiên cứu nâng cao tốc độ sinh trưởng và sức sinh sản cá rô phi vằn (oreochromis niloticus) chọn giống trong điều kiện nước lợ mặn” do chủ nhiệm đề tài là Thạc sỹ Lê Minh Toán và cơ quan chủ quản là Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cùng phối hợp nghiên cứu nhằm mục đích chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng dòng cá rô phi vằn bằng vật liệu ban đầu là đàn cá chọn giống thế hệ 2 tạo ra từ nghiên cứu trước, đồng thời tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao khả năng sinh sản của cá trong điều kiện nước lợ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi.
Qua thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2013, đề tài đã chọn được giống nâng cao tốc độ sinh trưởng: đã chọn tạo 312 con cá chọn giống thế hệ 3 thuộc 46 gia đình, 285 cá chọn giống thế hệ 4 thuộc 47 gia đình và 4294 con cá chọn giống thế hệ 5. Tốc độ sinh trưởng tăng thêm thế hệ 3 là 13,4%, thế hệ 4 là 14,3% và 5,5% ở thế hệ 5. Hệ số di truyền ước tính của đàn cá chọn giống 3,4 và 5 lần lượt đạt 0,2; 0,58; 0,58.
Đã đánh giá hiệu quả chọn giống thế hệ 3, 4 và 5: Hệ số di truyền thực tế của cá chọn giống thế hệ 2, 3 và 4 lần lượt 0,42; 0,38 và 0,35. Tốc độ sinh trưởng tăng thêm ở cá chọn giống thế hệ 2, 3 và 4 tương ứng là 10,9% ; 10,5% và 5,1%.
Tỷ lệ đẻ, sức sinh sản của cá ở độ mặn 9-10% khá cao, có thể tiến hành sinh sản nhân tạo cá rô phi vằn chọn giống trong điều kiện nước lợ ở độ mặn kể trên. Nghiên cứu đã tiến hành sinh sản cá rô phi vằn ở độ mặn 9-10% để sản xuất vật liệu chọn giống.
Kết quả nghiên cứu chỉ thị phân tử liên quan đến sinh trưởng: Xác định được hai allele đặc trưng cho chỉ thị microsatellite có kích thước 217bp và allele có kích thước 248bp với tần số xuất hiện trung bình tương ứng là 17,2% và 20,8%, trên tổng số allele xuất hiện của locus là 11 allele xuất hiện. Kết quả phân tích locus Prl-1 trên cả hai thế hệ 3 và 4 đều cho thấy nhóm cá có trọng lượng nhỏ đều xuất hiện số lượng allele đa hình cao hơn nhóm cá có trọng lượng lớn hơn.
Trong nghiên cứu này, dùng 3 chỉ thị microsatellite UNH995, GM 39 và UNH925 có thể sử dụng trong việc xác định mối quan hệ huyết thống của cá rô phi.
Nguồn:www.vista.gov.vn
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao (18/11/2024)
- Phân bón lá Nano - REM: kết hợp giữa công nghệ nano và nông nghiệp hữu cơ (12/11/2024)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất naringin và tinh dầu từ vỏ quả bưởi và xây dựng mô... (05/11/2024)
- Chọn tạo giống đậu xanh mới: Kháng bệnh khảm vàng và cho năng suất cao (30/10/2024)
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao (21/10/2024)
- Mô hình sản xuất lúa giống mới năng suất cao (15/10/2024)