Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 42566 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Nhật muốn xây cỗ máy lớn nhất thế giới (21/06/2013)
Chính phủ Nhật Bản sẽ thảo luận về dự án xây dựng Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế, cỗ máy giúp các nhà khoa học tìm hiểu vật chất tối, với các chuyên gia vào ngày 21/6.
ILC là sự bổ sung cần thiết cho Máy Gia tốc Hạt lớn (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu. LHC giúp các nhà vật lý xác nhận sự tồn tại của hạt Higgs - một loại hạt mang đến khối lượng cho vật chất, còn ILC sẽ trở thành một "nhà máy sản xuất hạt Higgs". Với ILC các nhà vật lý sẽ có thể giải đáp nhiều câu hỏi cơ bản về vũ trụ.
Nhật Bản được coi là một trong những quốc gia phù hợp để xây dựng ILC. Văn phòng nội các Nhật Bản sẽ thảo luận với các chuyên gia về dự án vào ngày 21/6. Chính phủ Nhật Bản hy vọng họ sẽ chọn được địa điểm trong cuộc họp và sẽ chính thức công bố ý định xây dựng ILC vào tháng 7, nhật báo Nikkei đưa tin.
Hình minh họa Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế. (Ảnh: Guardian)
Một vùng đồi núi ở tỉnh Iwate và một khu vực trải dài từ tỉnh Fukuoka và Saga được coi là hai địa điểm lý tưởng để cỗ máy tọa lạc.
Dự án xây ILC có tầm cỡ tương đương dự án lắp đặt Trạm Không gian Quốc tế. Xây dựng ILC tại Nhật Bản đồng nghĩa với việc lần đầu tiên nước này đóng vai trò trung tâm trong một dự án nghiên cứu quốc tế. Theo tính toán của Trung tâm Năng suất Nhật Bản, dự án sẽ tạo nên tác động kinh tế có giá trị 45.000 nghìn tỷ yen (hơn 470 tỷ USD) trong vòng 30 năm. Chi phí xây dựng ILC lớn hơn 8 tỷ USD và có thể tạo ra 530.000 việc làm.
Máy gia tốc Tuyến tính Quốc tế (ILC) sẽ bao gồm hai máy gia tốc tuyến tính nằm đối diện nhau dọc theo một đường hầm. Chiều dài của đường hầm vào khoảng 26km. Hai cỗ máy có khả năng phóng 10 tỷ electron và positron (hạt đối kháng với electron) với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng. Hai luồng hạt electron và positron sẽ va chạm với nhau 14.000 lần mỗi giây ở mức năng lượng 500 tỷ electron-volt (eV).
Sự va chạm giữa hai luồng hạt cho phép các nhà vật lý quan sát những hạt nặng hơn trước khi chúng phân rã, đồng thời mô phỏng vũ trụ ngay sau Vụ nổ lớn (sự kiện khai sinh vũ trụ). Do các nhà vật lý có thể sử dụng electron và positron nên các thử nghiệm trong ILC sẽ cho phép quan sát trường Higgs rõ ràng hơn so với LHC.
Nguồn: khoahoc.com.vn
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)