Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 30574 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học xã hội và Nhân văn
Nhiều phát hiện khảo cổ mới tại Hoàng thành Thăng Long (25/12/2015)
Ngày 14/12/2015, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức Hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2015”.
Đường nước chiều Đông-Tây xác định dài 83m.
Theo đó, sau gần một năm tiến hành khai quật, thăm dò và nghiên cứu chỉnh lý, về địa tầng, các nhà khảo cổ học tiếp tục xác định tầng văn hóa dày, có niên đại kéo dài từ thế kỷ VIII-IX đến thế kỷ XIX-XX. Trong đó đáng lưu ý, các tầng đất đắp thời Lý rất dày (1,15m) và tầng đất đắp thời Đại La thế kỷ IX-X dày khoảng 0,5m.
Về di tích, trong lần khai quật này, Viện Khảo cổ học cũng xác định rõ thêm cấu trúc và quy mô của các dấu tích kiến trúc thời Lý. Các nhà khảo cổ học khẳng định, đường nước lớn thời Lý (được phát hiện trước đó) có cấu trúc phức tạp hơn dự kiến ban đầu rất nhiều. Lần này, đường nước chiều Đông-Tây xác định chính xác dài 83m. Các dấu tích kiến trúc thời Lý năm 2015 xuất lộ thêm 2 móng cột lớn. Điều này cho thấy ngay bên ngoài đường nước lớn đã có các kiến trúc thời Lý khá quy mô.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấu tích kiến trúc thời Trần mới, rất quy mô, thể hiện rõ nhất là dấu tích các dải nền hoa chanh và tường gạch, trong đó dấu tích hoa chanh có xu hướng phát triển rộng. Tuy nhiên, trong một hố khai quật nhỏ cũng chưa thể xác định rõ quy mô và cấu trúc của các dấu tích.
Riêng ở thời Lê sơ và Lê Trung Hưng, Viện Khảo cổ học đã làm rõ cấu trúc góc Tây Nam của không gian Chính điện Kính Thiên khi phát hiện móng tường Lê sơ khá kiên cố, rộng 1,7m, dày 1,2-1,4m; xác định rõ các gian nhà của hành lang thời Lê sơ bắt góc về phía Đoan Môn; các gian nhà hành lang thời Lê Trung Hưng nằm chồng lên kiến trúc thời Lê sơ.
Theo PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam: “Với một khu di sản mà nhiều giá trị quý còn ẩn chứa trong lòng đất, công tác bảo tồn, tôn tạo luôn đặt ra thách thức cho Hà Nội. Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được coi là cơ sở để tu bổ, tôn tạo vùng lõi của di sản. Đến nay, quy hoạch này đang từng bước được triển khai với nhiều đề án khác nhau. Hiển nhiên, tất cả đó mới chỉ là dự đoán và cần chờ đợi các kế hoạch nghiên cứu lâu dài, có tính chất “thế kỷ” ở khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Có như thế, với những kết quả ban đầu chúng ta mới hy vọng hiểu thêm phần nào diện mạo kinh đô Thăng Long xưa”.
Nguồn: vista.vn (Theo báo Đại đoàn kết, 12/2015)
- Sông nhân tạo trị giá 71 tỷ USD của Trung Quốc (25/12/2024)
- Mỹ cho phép bệnh nhân HIV hiến tạng: một bước tiến quan trọng trong y học và xã hội (09/12/2024)
- Trí tuệ nhân tạo giúp người Trung Quốc xoa dịu nỗi đau mất người thân (25/11/2024)
- Nguồn gốc, ý nghĩa cụm từ "trước Công nguyên", "Công nguyên" (12/11/2024)
- 600 loài chim tuyệt chủng do con người, các hệ sinh thái tổn hại vô kể (15/10/2024)
- Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào? (07/10/2024)