Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 3048 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Nhựa sinh học từ vỏ tôm (31/03/2014)
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã phát triển thành công phương p của điện thoại di động, đồ chơi, bao bì đựng thực phẩm... sử dụng nhựa sinh học được tách ra từ vỏ tôm.
Loại nhựa mới này có nhiều đặc tính giống với loại nhựa tổng hợp từ dầu mỏ, nhưng nó không gây tác động xấu tới môi trường. Hầu hết những loại nhựa sinh học hiện nay được làm từ cellulose, nhưng nhóm nghiên cứu đã phát triển loại nhựa sinh học từ chitosan, là một dạng của chất chitin.
Đây là một chất có vai trò quan trọng trong thế giới các chất polymer tự nhiên và có nhiều trong tự nhiên. Chitin là một chuỗi dài polisaccarit, nó đem lại độ cứng cho vỏ tôm và vỏ của động vật giáp xác khác. Nguồn chitin có sẵn ở nhiều nơi trên thế giới là vỏ tôm thải - thường được dùng làm phân bón, phụ gia ăn kiêng… Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thành công loại nhựa sinh học này trong các quy trình kỹ thuật đúc, ép phun ở quy mô lớn để chế tạo các sản phẩm phức tạp.
Nguồn: khoahoc.com.vn
- Những xoáy nước lớn nhất thế giới (05/05/2025)
- Khám phá trí thông minh đáng nể của loài quạ về hình học (29/04/2025)
- Tại sao gà trống gáy vào buổi sáng? (21/04/2025)
- Phát hiện hai loài bọ xít mù ở Việt Nam (16/04/2025)
- Rùa khổng lồ nguy cấp gần 100 tuổi sinh con lần đầu (08/04/2025)
- Cheo cheo bạch tạng quý hiếm xuất hiện tại Hà Tĩnh (02/04/2025)