Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 17271 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học nông nghiệp
Những sáng tạo khoa học nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp (01/04/2015)
Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nhiều thành tựu sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam đã kịp thời được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả lâu dài cho người nông dân.
Giống lúa nếp Phu thê
Cho đến nay, rất ít giống lúa nếp gieo cấy được 2 vụ/năm, thu hoạch vụ mùa xong vẫn đủ thời gian gieo trồng nhiều loại cây vụ Đông, có khả năng chống chịu khá với các loại sâu bệnh chính, phổ thích nghi rộng, năng suất cao, chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng ưa thích...
Người dân vui mừng thu hoạch vụ lúa bội thu
Tiến sỹ Đào Xuân Tân và Đào Thị Thảo, Trường đại học sư phạm Hà Nội 2, tỉnh Vĩnh Phúc, đã nghiên cứu, chọn tạo thành công giống lúa nếp Phu thê, thỏa mãn các tiêu chí nêu trên, hiệu quả kinh tế đạt 120-150 triệu đồng/ha/năm.
Sau khi xử lý đột biến, nhóm tác giả tiến hành chọn lọc và lai các thể đột biến ưu tú tạo được giống lúa nếp Phu thê có nhiều đặc tính mới như có dạng hình thâm canh (cây thấp, cứng cây, cuống bông to-ngắn, góc lá đòng nhỏ, chống đổ khá tốt...), gieo trồng được 2 vụ/năm, năng suất trung bình 46-48 tạ/ha, năng suất cao nhất đã đạt 62-65 tạ/ha, chất lượng vừa thơm vừa dẻo.
Khảo nghiệm cơ bản cho thấy, giống nếp Phu thê có 14 điểm sai khác so với giống gốc và khác biệt so với 12 giống đối chứng.
Theo thống kê mới nhất, giống lúa nếp Phu thê đã được chuyển giao thành giống hàng hóa tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước như Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Quảng Nam, Gia Lai...
Vắcxin Tụ huyết trùng
Vắcxin Tụ huyết trùng trâu bò là vắcxin nhũ dầu đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong điều kiện sản xuất với quy mô công nghiệp ở Việt Nam.
Tác giả Trần Xuân Hạnh, Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết ưu điểm của vắcxin là tính ổn định cao, thời gian bảo quản và độ dài miễn dịch kéo dài, vẫn duy trì chất lượng ở điều kiện nhiệt độ phòng trong năm ngày.
Lợi thế này mang lại hiệu quả phòng bệnh cao khi vắcxin được sử dụng tiêm phòng ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi bởi những nơi này điều kiện bảo quản vắcxin chưa có hoặc chưa được hoàn chỉnh.
Hơn nữa, việc áp dụng thành công phương pháp elisa để kiểm tra đáp ứng miễn dịch bệnh tụ huyết trùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá và giám sát hiệu quả sau tiêm phòng.
Sử dụng vắcxin này mang lại hiệu quả về kinh tế và xã hội như giảm số lần tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho trâu bò từ 1 năm/2 lần, xuống 1 năm/1 lần hoặc 1,5 lần, do đó tiết kiệm được chi phí, thời gian, nhân lực, tạo được sự yên tâm và mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi.
Kết quả thu được của dự án đặc biệt thành công trong kỹ thuật tạo nhũ sẽ là cơ sở khoa học và thực tế để áp dụng nghiên cứu, sản xuất các loại vắcxin nhũ dầu khác trong thú y như vắcxin cúm gia cầm, vắcxin lở mồm long móng, vắcxin tai xanh...
Sản phẩm đã đạt Cúp Vàng Techmart Việt Nam ASEAN+3 do Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng, Giấy chứng nhận Topten ngành hàng của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nguồn: vietnamplus.vn
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao (18/11/2024)
- Phân bón lá Nano - REM: kết hợp giữa công nghệ nano và nông nghiệp hữu cơ (12/11/2024)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất naringin và tinh dầu từ vỏ quả bưởi và xây dựng mô... (05/11/2024)
- Chọn tạo giống đậu xanh mới: Kháng bệnh khảm vàng và cho năng suất cao (30/10/2024)
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao (21/10/2024)
- Mô hình sản xuất lúa giống mới năng suất cao (15/10/2024)