Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 52179
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Nọc độc của ốc sên biển có thể thay thế thuốc giảm đau opioid (03/03/2017)

Một hợp chất được tìm thấy trong nọc độc của ốc sên biển, có khả năng giảm đau bằng cách nhằm vào một con đường phân tử khác với con đường mà thuốc giảm đau opioid sử dụng.

Theo ước tính, hơn 90 người Mỹ chết mỗi ngày do sử dụng opioid quá liều, thì một phương thức điều trị mới được khai thác từ hợp chất của nọc độc ốc sên biển, có thể cung cấp lựa chọn thay thế cho thuốc opioid đang bị lạm dụng. Chất giảm đau RgIA, là một peptit xuất hiện tự nhiên trong nọc độc của loài ốc sên biển nhỏ Conus Regius có vỏ hình nón và cư trú phổ biến ở vùng biển Caribê.

Nhà sinh vật học Baldomero Olivera tại trường Đại học Utah cho rằng: "Thiên nhiên đã làm tiến hóa các phân tử đến mức rất tinh vi với các ứng dụng bất ngờ. Chúng tôi quan tâm đến việc sử dụng nọc độc để tìm hiểu các con đường khác nhau trong hệ thần kinh".

Nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của RgIA đã xem xét tiềm năng của hợp chất này trong việc giảm đau ở các loài gặm nhấm, nhưng nền tảng hoạt động của nó còn chưa được xác định. Để tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hóa học tổng hợp để thiết kế 20 hợp chất tương tự như RgIA, mỗi hợp chất có một cấu hình phân tử khác nhau không đáng kể.

Thông qua mô hình máy tính, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng RgIA cung cấp một con đường phân tử giảm đau cho chuột được gọi là thụ thể acetylcholine nicotinic α9α10 (nAChRs), có thể cản trở thụ thể khi nó liên kết. Con đường này hoạt động như một phần của hệ thần kinh trung ương, phản ứng với acetylcholine hóa học dẫn truyền thần kinh chứ không chỉ thuốc nicotine.

Một trong những hợp chất tương tự mà nhóm nghiên cứu đã tìm ra là RgIA4. Để xác định hiệu quả giảm đau của RgIA4, các nhà nghiên cứu đã cung cấp hợp chất này cho chuột đã được dùng thuốc hóa trị cực kỳ nhạy với lạnh và cảm ứng.

Các loài gặm nhấm được cung cấp RgIA4, đã không có cảm giác bị đau. Ngoài ra, các loài gặm nhấm bị biến đổi gen có thụ thể α9α10 của chúng được lọai bỏ, cũng không bị đau. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng cho thấy các nhà khoa học đã phân lập được mục tiêu phân tử mà hợp chất từ nọc độc ốc sên biển tác động đến, nhưng tất nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu. Bởi không gì đảm bảo rằng RgIA4 cản trở con đường giảm đau ở loài gặm nhấm, thì sẽ có tác dụng tương tự trên người dù có lập mô hình phân tử.

Nhưng các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu trong tương lai sẽ chứng minh một cơ chế giảm đau mới và một cơ chế cung cấp lựa chọn thay thế rất cần cho opioid. Nếu vậy, yếu tố triển vọng khác về hợp chất tổng hợp là thời gian tồn tại của nó. Mặc dù RgIA4 hoạt động theo cách riêng trong cơ thể của động vật gặm nhấm trong khoảng 4 giờ, những tác động giảm đau tồn tại lâu sau đó. Theo nhóm nghiên cứu, hợp chất giảm đau này vẫn có tác dụng trong vòng 72 giờ sau khi tiêm.

Nhóm nghiên cứu hiện đang đặt nền móng cho một thử nghiệm tiền lâm sàng và nếu thành công, các thử nghiệm lâm sàng ở người sẽ là bước tiếp theo. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia.

Nguồn: http://www.vista.gov.vn