Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 16919 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Hải Phòng
Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm thương phẩm (04/10/2013)
Ngày 01/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương phẩm cá lăng chấm tại Hải Phòng” do Trung tâm Giống Thủy sản Hải Phòng chủ trì. Ths. Nguyễn Hữu Xuân – Phó Giám đốc Trung tâm Giống Thủy sản Hải Phòng là Chủ nhiệm đề tài.
Ban chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội nghị
Cá lăng chấm là một trong những loại cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, là một trong những đặc sản nước ngọt hàng đầu ở miền Bắc. Tuy nhiên, loài cá này đang bị khai thác quá mức gây giảm sút sản lượng nghiêm trọng, có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
Việc nuôi cá lăng chấm được đề tài thực nghiệm trên 2 ao nuôi (ao số 18 và ao số 22) với diện tích mỗi ao 1.000 m2. Ao số 18 thả cá mật độ 0,5 con/m2, ao số 22 có mật độ 1 con/m2. Cá lăng chấm được cho ăn bằng thức ăn tự chế từ cá tạp, dễ mua, giá rẻ. Ao nuôi được thay nước định kỳ 1 lần/tuần. Ao cũng được lắp máy phun mưa nhân tạo để xử lý khi hàm lượng ô-xy hòa tan trong ao đạt dưới mức 4,8mg/l để tránh hiện tượng cá nổi đầu…
Kết quả nuôi thử nghiệm cá lăng chấm trong vòng 22 tháng cho thấy, cá nuôi ở ao số 18 đạt tỷ lệ sống 92,2 %; trọng lượng cá thu trung bình đạt 1,302 kg/con; năng suất nuôi đạt hơn 6 tấn/ha; lợi nhuận đạt 44,64 triệu đồng. Ở ao số 22, cá nuôi đạt tỷ lệ sống 89,6 %; trọng lượng cá thu trung bình đạt 1,079 kg/con; năng suất đạt gần 9,7 tấn/ha; lợi nhuận đạt 94,64 triệu đồng.
Nhóm nghiên cứu kết luận, nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong điều kiện thay nước định kỳ với mật độ 1 con/m2 đạt tỷ lệ sống và trọng lượng cá thu hoạch thấp hơn nuôi ở mật độ 0,5 m2, tuy nhiên năng suất cao hơn do mật độ thả nuôi cao hơn.
Từ thành công của việc nuôi thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình nuôi thương phẩm cá lăng chấm tại Hải Phòng. Đây là cơ sở để áp dụng vào sản xuất, bổ sung cơ cấu giống loài thủy sản của thành phố. Bên cạnh đó, việc nuôi thương phẩm cá lăng chấm tại Hải Phòng có ý nghĩa phát triển nguồn lợi cá bản địa có giá trị kinh tế cao, góp phần đa dạng hóa giống loài trong hệ thống nuôi cá nước ngọt của thành phố đồng thời tạo ra sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Thu Nga
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và khả năng sinh trưởng loài hải miên tại Hải Phòng (30/06/2025)
- Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm chứa anthraquinone từ cốt khí củ (Polygonum cuspidatum)... (30/06/2025)
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tách chiết Embelin từ cây sú sử dụng trong công nghiệp... (30/06/2025)
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp... (30/06/2025)
- Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030 (24/06/2025)
- Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thông suốt sau hợp nhất (24/06/2025)