Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 37789 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Thế giới
Phát hiện khí gây phá hủy tầng ozon (05/02/2013)
Các nhà khoa học thuộc Đại học York và Đại học Leeds đã có một phát hiện lớn về nguyên nhân gây hủy hoại tầng ozon trên đại dương.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nguồn sinh ra oxit iot chủ yếu là từ phát thải axit hypoidous (HOI), một loại khí không phải xuất phát từ biển, và phân tử iot (I2).
Kế thừa nghiên cứu trước đó từ những năm 1970, nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, iot hoạt hóa và brom trong khí quyển gây phá hủy một phần lớn tầng ozon tại vùng khí quyển thấp trên biển nhiệt đới Atlantic - hơn khoảng 50% so với dự đoán của các mô hình khí hậu tiên tiến nhất trên thế giới.
Định lượng ô nhiễm khí iot hữu cơ trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, phản ứng của iot với ozon dẫn tới sự hình thành phần tử iot và axit hypoidous. Sử dụng các mô hình trong phòng thí nghiệm cho thấy phản ứng của iot với ozon trên bề mặt biển có thể chiếm khoảng 75% lượng oxit iot quan trắc được trên biển nhiệt đới Atlantic.
Nghiên cứu chỉ ra một phản hồi tiêu cực quan trọng về ozon - một cơ chế tự phá hủy. Càng có nhiều ozon, càng có nhiều khí halogen được hình thành để phá hủy chính nó. Các nhà nghiên cứu cũng liên hệ đến phương thức hình thành hạt nhân iot trong nước biển, chất được tạo ra trong đại dương chủ yếu từ các cơ sở tái xử lý hạt nhân.
Theo GS John Plan thuộc Đại học Leeds, phản ứng của iot với ozon diễn ra nhanh hơn trong nước ấm hơn. Vì vậy, điều quan trọng là cần loại bỏ ozon trong dòng ô nhiễm từ các thành phố chính ở vùng nhiệt đới ven biển.
Nguồn: Nasati
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới (12/11/2024)
- Cỗ máy sản xuất 450 kg hydro mỗi giờ (30/10/2024)
- Học giả Nobel Hóa học: Nghiên cứu protein sẽ mở ra đột phá khó tin (15/10/2024)
- Nhật Bản: Thử nghiệm màn hình dịch tự động hỗ trợ du khách nước ngoài (03/08/2023)
- Indonesia và Nhật Bản hợp tác về công nghệ và hệ thống định vị vệ tinh (03/08/2023)
- Nhật Bản sẽ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên (03/08/2023)