Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 3102
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học xã hội và Nhân văn

Phát hiện loài dơi lớn từ hóa thạch 19 triệu năm (17/01/2018)

Răng và xương từ hóa thạch của loài dơi mới lớn gấp ba lần so với kích thước trung bình của dơi ngày nay.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, dẫn đầu bởi Đại học New South Wales, Australia phát hiện hóa thạch của một loài dơi khổng lồ mới ở thị trấn St Bathans, trên Đảo Nam, New Zealand. Hóa thạch được tìm thấy trong các lớp trầm tích cổ, khoảng 16 - 19 triệu năm tuổi, BBC đưa tin.


Loài dơi khổng lồ mới được phát hiện từ hóa thạch hàng triệu năm ở New Zealand. (Ảnh: BBC).

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia, gồm Australia, New Zealand, Anh và Mỹ. Phát hiện được công bố trên tạp chí Báo cáo Khoa học (Scientific Reports) hôm 10/1.

Đây là lần đầu tiên sau hơn 150 năm, các nhà khoa học phát hiện một loài dơi mới ở New Zealand. Chúng được đặt tên là Vulcanops jennyworthyae. Dựa vào hóa thạch mới được khai quật, các nhà khoa học ước tính chúng có trọng lượng khoảng 40 gram.

Răng và xương của dơi Vulcanops jennyworthyae lớn gấp ba lần so với kích thước trung bình của loài dơi ngày nay. Hàm răng lớn tiết lộ loài dơi này có thể có một "chế độ ăn khác biệt" so với các loài dơi sinh sống ở châu Đại Dương hiện nay.

Hàm răng lớn với cấu tạo đặc biệt cho thấy dơi Vulcanops có thể ăn trái cây và các loài động vật nhỏ có xương sống, giống như một số họ hàng của chúng ở Nam Mỹ. Chúng ta không thấy điều này ở các loài dơi sống ở châu Đại Dương ngày nay, các loài thường ăn côn trùng và những động vật nhỏ không có xương sống", giáo sư Sue Hand từ Đại học New South Wales cho biết.

Nguồn: VNexpress.net

Cập nhật: 15/01/2018